GASTROSTAT 1 Thành phần

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 152 - 157)

D. THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1 PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP

d) Nizatidin: tương tự ranitidin về tác dụng và liều lượng 2.3 OMEPRAZOL

2.7. GASTROSTAT 1 Thành phần

2.7.1. Thành phần

• Bismuth citrat base viên màu đỏ 107,7mg

• Tetracyclin viên màu vàng 250mg

• Metronidazol viên màu xanh lá cây 200mg

2.7.2. Tác dụng

• Diệt Helicobacter pylori đạt tỉ lệ > 90% ở các bệnh nhân được điều trị.

• Phối hợp Gastrostat với Omeprazol sẽ tăng tác dụng diệt khuẩn (98%), giảm đau và làm lành các vết loét lớn.

2.7.3. Chỉ định

Đau do loét dạ day tá tràng đã xác định Helicobacter pylori.

2.7.4. Liều dùng

• Uống 1 viên đỏ, 1 viên vàng, một viên xanh/ lần x 5 lần/ ngày vào lúc 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ, 23 giờ. Uống trước bữa ăn, ăn kèm theo một ít bánh quy xốp hoặc bánh mì để hút bớt dịch, làm tăng tác dụng của thuốc. Mỗi đợt dùng 10 ngày liền. Nếu cần dùng tiếp đợt sau phải cách 1 tuần lễ.

• Khi dùng Gastrostat có thể uống kèm mỗi ngày 1 viên omeprazol 20mg vào buổi tối.

2.7.5. Chống chỉ định

Suy gan, thận. Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.

2.7.6. Bảo quản

Nơi khô mát, tránh ánh sáng.

2.7.7. Chú ý

• Không nên dùng Gastrostat cho trẻ em < 16 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú.

• Các thuốc phối hợp tương tự Gastrotat:

• Bismuth (bismuth subsalicylat, tripotassium dicitrato bismuthat với amoxycillin và metronidazol).

• Ranitidin bismuth citrate (Pylorid) với Clarithromycin.

• Omeprazol với amoxycillin và clarithromycin (Klacid, Pylokit).

• Tinidazol với clarithromycin và metronidazol (Pylobact).

LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 – 6

1. Viết tên 2 biệt dược của Drotaverin. 2. Viết 3 thành phần của Gastrostat

3. Viết 4 loại thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng. 4. Kể 3 tác dụng phụ của nhôm hydroxyd. 5. Kể 3 chỉ định của cimetidin.

6. Chỉ định của omeprazol.

Phân biệt đúng, sai cho các câu hỏi từ 7 – 14

7. No – spa dùng phòng hoặc làm mất các rối loạn chức năng và đau cơ do co thắt cơ trơn.

8. Có thể phối hợp cimetidin với thuốc chống đông máu. 9. Không phối hợp cimetidin với thuốc chống đông máu.

10. Nhôm hydroxyd làm giảm sự hấp thu của các thuốc phối hợp ở ruột. 11. Sucrafat chỉ có tác dụng khi pH dạ dày base.

12. No – spa dùng giảm đau do co thắt cơ trơn.

13. No – spa làm tăng tác dụng của levodopa trong điều trị Parkingson. 14. Atropin dùng giảm đau do gãy xương, bong gân.

15. Tác dụng của cimetidin

A. Trung hòa acid dịch vị B. Ức chế acid dịch vị C. Kích thích tăng tiết dịch vị D. Bảo vệ niêm mạc dạ dày E. Trung hòa và ức chế tiết dịch vị

16. Maalox là biệt dược khi phối hợp Al(OH)3 với:

A. Mg(OH)2 B. MgCO3

C. Mg(HCO3)2 D. MgO

E. Magne trisilicat

17. Lý do phối hợp muối nhôm và muối magne trong các chế phẩm antacid là A. Loại trừ tác dụng không mong muốn B. Tăng tác dụng

C. Giảm số lần dùng thuốc trong ngày D. Giảm tương tác với các thuốc khác E. Cả C và D đúng

18. Tagamet là biệt dược của

A. Lansoprazol B. Cimetidin

C. Omeprazol D. Famotidin

E. Ranitidin

19. Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng mạnh hơn ranitidin 8 – 10 lần

A. Cimetidin B. Famotidin

C. Nizatidin D. Tagamet

E. Gastromet

20. Cimetidin làm giảm chuyển hóa thuốc ở gan của

A. Phenytoin B. Diazepam

C. Theophylin D. Thuốc chống đông máu

E. Cả A, B, C, D đều đúng

21. Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng che ổ loét

A. Sucrafat B. Cimetidin

C. Omeprazol D. Drotaverin

E. Atropin

22. Thuốc có tác dụng kháng tiết acetylcholin:

C. Pirenzepin D. Telenzepin E. Cả A, B, C, D đều đúng

23. Chống chỉ định của atropin

A. Bệnh cao nhãn áp B. Mạch nhanh

C. Phì đại tuyến tiền liệt D. Đau bụng chưa rõ nguyên nhân E. Cả A, B, C, D đều đúng

24. Thuốc kháng Histamin H2 có tác dụng nào sau đây

A. Chống dị ứng B. Bảo vệ niêm mạc dạ dày

C. Trung hòa HCl của dịch vị D. Giảm tiết HCl của dịch vị E. Kháng Helicobacter pylori

25. Thuốc kháng Helicobacter pylori

A. Muối Bismuth B. Clarythromycin

C. Amoxycillin D. Tinidazol

E. Cả A, B, C, D đều đúng

26. Để tránh tương tác, các thuốc phối hợp phải uống cách xa nhôm hydroxyd ít nhất

A. 30 phút B. 1 giờ

C. 1,5 giờ D. 2 giờ

E. 2,5 giờ

27. Để tránh táo bón, thường phối hợp nhôm hydroxyd với

A. Kaolin B. Calci carbonat

C. Magne trisilicat D. Magne hydroxyd

E. Smecta

28. Omeprazol có tác dụng

A. Kháng Histamin H2 B. Kháng acid dịch vị C. Kháng tiết acetylcholin D. Ức chế bơm proton H+ E. Kháng Histamin H1

29. Thành phần của Pylobact

A. Bismuth citrate, ranitidin và clarythromicin

B. Bismuth subsalicylat, metronidazol và amoxycillin C. Omeprazol, amoxycillin, và clarithromycin

D. Omeprazol, clarythromycin và tinidazol

E. Bismuth subsalicylat, metronidazol và tetracylin

BÀI 19

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 152 - 157)