CÁC THUỐC CHỮA LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 1 NHÔM HYDROXYD.

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 146 - 148)

D. THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1 PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP

2. CÁC THUỐC CHỮA LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 1 NHÔM HYDROXYD.

2.1. NHÔM HYDROXYD.

Al(OH)3

2.1.1. Tính chất

Bột vô định hình, không mùi vị, lắc với nước dung dịch keo.

2.1.2. Tác dụng

Trung hòa acid dịch vị Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 (không tan) + 3H2O, băng che vết loét dạ dày tá tràng, làm săn se và chống loét niêm mạc dạ dày tá tràng.

2.1.3. Chỉ định

Loét dạ dày tá tràng, đầy bung, đau rát ở thực quản.

2.1.4. Liều dùng

• Người lớn uống 1 – 2 viên (viên nén 400mg)/ lần x 4 – 5 lần/ ngày, uống sau bữa ăn 1 giờ hoặc khi có cơn đau.

• Trẻ em tùy theo tuổi dùng 1/3 – ½ liều người lớn.

2.1.5. Tác dụng phụ

Dùng kéo dài gây táo bón, giảm phospho huyết, loãng xương.

Suy thận nặng.

2.1.7. Bảo quản

Nơi khô ráo tránh ánh sáng

2.1.8. Chú ý

Alumina: để tránh táo bón, thường phối hợp nhôm hydroxyd với magnesi hydroxyd (Maalox, Mylanta II, Stomafar).

Để tránh giảm phospho huyết có thể dùng muối nhôm phosphat như Phosphalugel (Nhôm phosphat và colloidal), Aluminium phosphat (nhôm phosphat và sorbitol).

Một số chế phẩm có nhôm hydroxyd:

− Antacil (nhôm hydroxyd, magne tricilicat, kaolin).

− Kemint’s (nhôm hydroxyd, magne hydroxyd, bột nang mực, atropin sulfat).

Nhôm hydroxyd làm giảm sự hấp thu của thuốc phối hợp ở ruột, kể cả các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng như cimetidin, famotidin, omeprazol… do đó để tránh tương tác, các thuốc phối hợp phải uống cách xa nhôm hydroxyd ít nhất 2 giờ.

2.2. CIMETIDIN

Biệt dược: Tagamet, Gastromet, Histodil, Peptol, Cimet. 2.2.1. Tính chất

Bột kết tinh trắng, mùi khó chịu, hút ẩm, ít tan trong nước, tan trong ethanol, khó tan trong cloroform, không tan trong ether.

2.2. Tác dụng

Kháng histamin H2, tác dụng chủ yếu tại các receptor H2 ở dạ dày ngăn cản sự tiết acid dịch vị.

2.2.3. Chỉ định

• Loét dạ dày, tá tràng.

• Hội chứng tiết acid dịch vị (Zollinger – Ellison).

• Loét thực quản do hồi lưu dạ dày thực quản.

2.2.4. Liều dùng

• Uống 200 – 400mg/ lần x 2 lần vào mỗi bữa ăn và 1 lần 400mg vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đợt dùng từ 4 – 6 tuần.

• Khi loét đang tiến triển, có chảy máu dạ dày hoặc bệnh nhân bị nôn, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 0,8 – 1,6g/ ngày x 7 ngày rồi chuyển sang đường uống.

• Mẩn đỏ, sốt, ỉa chảy, đau cơ.

• Nam: vú to (cimetidin có tác dụng kháng nội tiết tố androgel).

• Lú lẫn (rất hiếm)…

2.2.6. Chống chỉ định

Có thai, cho con bú, người suy thận, suy gan nặng, trẻ em < 16 tuổi..

2.2.7. Bảo quản

Nơi khô mát, tránh ánh sáng.

2.2.8. Chú ý

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w