NATRI SULFAT Na2SO4 10 H2O

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 159 - 160)

2. CẤC THUỐC NHUẬN TẨY, LỢI MẬT 1 MAGNESI SULFAT

2.2. NATRI SULFAT Na2SO4 10 H2O

2.2.1. Tính chất

Tinh thể trong không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi, vị mặn chát sau đắng, dễ tan trong nước, không tan trong ethanol 96o, để ngoài không khí khô dễ mất nước kết tinh trở thành khan nước (tinh thể nhỏ, đục, vị mặn nóng).

2.2.2. Tác dụng

Uống với liều thấp có tác dụng nhuận tràng, thông mật; với liều cao có tác dụng tẩy.

2.2.3. Chỉ định và liều dùng

• Nhuận tràng: uống 5 – 10 g với 100 – 150 ml nước vào buổi sáng lúc đói.

• Tẩy: 30 g với 300ml nước, sau 30 phút uống thêm nước để có tác dụng nhanh

2.2.4. Bảo quản

Nơi khô ráo tránh nóng ẩm.

2.2.5. Chú ý

Nếu sử dụng loại natrisulfat khan thì liều dùng bằng ½ liều natrisulfat kết tinh.

2.3. SORBITOL

Biệt dược: Hexitol, Sorbostyl

2.3.1. Tính chất

Bột trắng, không mùi, vị ngọt mát, dễ tan trong nước.

2.3.2. Tác dụng

Thông mật, kích thích nhu động ruột, tăng tiết dịch tụy.

2.3.3. Chỉ định

Táo bón, đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi, buồn nôn

• Uống: người lớn 1 – 2 gói (gói 5g) với ½ cốc nước, uống trước bữa ăn, trẻ em dùng ½ liều người lớn.

• Tiêm tĩnh mạch: 1 – 3 ống (ống 20 ml dung dịch 10%)/ ngày.

2.3.5. Tác dụng phụ

Có thể bị tiêu chảy và đau bụng nhất là ở người bị bệnh kết tràng chức năng.

2.3.6. Chống chỉ định

• Tắc nghẽn đường dẫn mật (dạng uống).

• Ứ nước (dạng tiêm truyền).

2.3.7. Bảo quản

Nơi khô mát, tránh ánh sáng.

2.3.8. Chú ý

Không nên dùng trị táo bón kéo dài vì có thể cản trở chức năng bình thường của phản xạ đi tiêu. Người viêm đại tràng không uống thuốc lúc đói và phải giảm liều.

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w