Thuế thân triều Nguyễn ít nhiều mang tính nhân văn

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 91 - 92)

III Không 1 quan 1 tiền 2 bát 5 tiền 30 30 đồng 1 bát

1 tiền 6 tiền 2 bát 5 tiền 30 đồng

3.1.4 Thuế thân triều Nguyễn ít nhiều mang tính nhân văn

Mặc dù thuế thân đánh vào dân đinh khá nặng nhưng, trong thời gian cầm quyền của mỡnh, cỏc vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mệnh đến Thiệu Trị, Tự Đức cũng rất quan tâm đến đời sống của nhân dân thông qua việc miễn, giảm thuế thân cho một số đối tượng. Cụ thể:

Nhà nước miễn thuế thân cho các đối tượng là lóo nhiờu (người già trên 60 tuổi) và lão tật (những người tàn tật vĩnh viễn): “được miễn thuế thân cũng như sưu dịch, gồm những người trên 60 tuổi, những người tàn tật vĩnh viễn”[2, tr19]. Bởi lẽ, những đối tượng này không có khả năng lao động

nên việc đóng thuế thân cho Nhà nước cũng là điều rất khó khăn. Việc miễn thuế thân đối với họ là điều vô cùng cần thiết.

Cùng với đú, cỏc hạng “dân đinh từ 18 đến 20 tuổi và từ 55 đến 60

tuổi, những người mới phải bệnh tật khó chữa, những phu trạm và lính lệ”

Đến thời Tự Đức, trong thời gian chống Pháp, Nhà nước còn “ban hành chính sách miễn, trừ thuế thân, tạp dịch đối với những thương binh tùy theo mức độ thương tật”[16, tr174], nhằm động viên tinh thần yêu nước và

chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Điều đó thể hiện tính nhân văn trong chính sách trị nước của các vua triều Nguyễn.

Một biểu hiện nữa của tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách thuế thân được áp dụng dưới triều Nguyễn đó là, vào những năm thiên tai, mất mùa triền miên, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, nhà Nguyễn đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạnh trên. Tiêu biểu trong đó có vấn đề miễn giảm thuế thân cho nhân dân cả nước.

Năm 1824, Minh Mệnh đã xuống chiếu tha giảm thuế than cho hầu khắp các khu vực trong toàn quốc, tiêu biểu như:

Tha giảm thuế thõn 4/10 cho phủ Thừa Thiên; 3/10 cho 3 dinh Trực Lệ cùng Bình Định, Bình Hòa, Bình Thuận, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Yên và phủ Hoài Đức; 5/10 thuế than cho Hải Dương, Thanh Hoá…[34, tr347].

Năm 1825, Nhà nước tiếp tục giảm thuế thõn cho trong ngoài “Phủ Phụng Thiên và Tam Trực 3/10, Thanh Hoa, Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An, Phỳ Yờn, Bỡnh Hòa, Bỡnh Thuận, các trấn ở Gia Định và Bắc Thành, cùng phủ Hoài Đức, đạo Ninh Bình đều giảm 2/10”[34, tr392].

Sự quan tõm của Nhà nước đã góp phần đưa cuộc sống của nhõn dõn dần đi vào ổn định. Đó chớnh là tớnh nhõn văn trong chớnh sách cai trị của Nhà nước phong kiến triều Nguyễn.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w