Chính sách thuế thân ở Đàng Ngoài (thế kỷ XVI thế kỷ XVII)

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 32)

Thế kỷ XVI – XVII ở Đàng Ngoài là thời kỳ mà chúa Trịnh ra sức cải cách chế độ tài chính, xây dựng chính sách thuế khoá nhằm thõu tóm mọi nguồn lợi trong nước vào tay Nhà nước. Nói đến chính sách thuế khoá thời trung hưng chúng ta phải đặc biệt chú ý đến những cải cách thuế khoá của Nguyễn Cụng Hóng, mà người ta gọi là biến pháp Nguyễn Cụng Hóng.

Nguyễn Cụng Hóng đó đề ra các chính sách thuế nhằm thay đổi lại toàn bộ chính sách tài chính, thuế khoá của Nhà nước, dựa trên những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, lấy sự chi tiêu của Nhà nước làm tiền để quy định số thu nhập và mức thuế của nhân dân. Năm 1721, Trịnh Cương đã xác định nguyên tắc tài chính như sau: “Ngày xưa định phép chi dùng đều lượng số

thu vào, mà định số chi ra; ngày nay ta nên lượng số xuất, rồi sau đó định số nhập cho dân”[14, tr54-85].

Thứ hai, thể lệ thu thuế đơn giản, thuế khóa đánh vào mọi nguồn lợi sinh sống của nhân dân, mọi dân đinh, mọi nghề nghiệp đều phải nộp thuế nhằm đảm bảo số thu nhập đầy đủ của Nhà nước.

Có thể nói, đây là một sự thay đổi cơ bản, hay đúng hơn là một sự đảo ngược về nguyên tắc tài chính, có nghĩa là, sự đóng góp của nhân dân phải tăng thêm liên tục để cung ứng cho nhu cầu chi tiêu xa xỉ, vô độ của bộ máy Nhà nước phong kiến lúc bấy giờ.

Chính sách thuế khóa của Nguyễn Cụng Hóng về hình thức thì đơn giản, nhưng chứa đựng một nội dung bóc lột hết sức nặng nề. Tất cả đều không thoát khỏi phạm vi thuế khóa của Nhà nước. Nó tiêu biểu nhất cho những thủ đoạn bóc lột tinh vi, nặng nề của dòng họ Trịnh.

Trong suốt thế kỷ XVI – XVII, ở Đàng Ngoài, tình hình thuế khoá có nhiều thay đổi rất phức tạp, mức thuế khoá càng về sau càng nặng hơn giai đoạn trước, đặc biệt là thuế thân. Bởi lẽ, đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt, chiến tranh liên miên. Nền sản xuất thì bị đình đốn, dân lưu tán khắp nơi. Nhà nước vừa phải chi tiêu cho chiến tranh, vừa phải bảo đảm sản xuất, đồng thời phục vụ nhu cầu ăn chơi vô độ của vua quan. Tất cả đều quy ra tiền và chia theo đầu người, bắt nhân dân phải gánh chịu. Đời sống nhân dân khổ cực trăm bề.

Mức thuế thân được nhà nước Lê - Trịnh thay đổi qua từng thời kỳ. Cụ thể:

Trong tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí” Phan Huy Chú cho biết: “Thần Tông năm Vĩnh Tộ thứ 7 [1625], về tiền quý (thuế thân) ở 4 trấn

thì hạng lớnh khụng tũng chinh, mỗi người nộp 3 quan 5 tiền, hạng quân mỗi người 1 quan 5 tiền; hạng dân mỗi người 1 quan 2 tiền 30 đồng; sinh đồ, cựu tướng thần, xã trưởng, hạng lão, hạng tiểu nam 18 tuổi, lệnh sử, điển lại, thông lại đương làm việc và nhà sư, đạo sĩ, giáo phường, mỗi người nộp 1 quan tiền; người tàn tật, bất cụ nộp 8 tiền. Tiền quý của các hạng nói trên mỗi năm chỉ thu 7 phần, miễn cho 3 phần. Những quan viên, giám sinh, lóo nhiờu, đàn bà góa đều được miễn…”[3, tr229].

Như vậy, ngạch thuế thân thời kỳ này là rất nặng, nặng hơn thời trước nhiều (thời Lờ Thỏnh Tụng chỉ có 8 tiền / người). Tuy nhiên, trong buổi đầu trung hưng, để ổn định trật tự xã hội, họ Trịnh chỉ thu 7/10 số thuế đã ấn định, 3/10 miễn cho nhân dân để “tỏ lòng khoan dân”.

Năm 1645, họ Trịnh giảm thuế thân xuống một nửa nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển. Riờng vựng Thanh Nghệ được miễn hoàn toàn thuế thân. Có sự ưu tiên khác biệt đó là bởi, đây là nơi cung cấp binh lính thường trực cho Nhà nước. Do vậy, cỏc chỳa Trịnh thấy cần phải nhân nhượng và mua chuộc họ. Điều này cho thấy sự tinh vi, khôn ngoan trong chính sách cai trị của chúa Trịnh.

Theo lệ cũ, cứ 6 năm Nhà nước một lần phái quan đi kiểm duyệt dân đinh để lập sổ hộ tịch làm căn cứ đánh thuế và bắt lính gọi là duyệt tuyển. Mỗi lần duyệt tuyển như vậy, Nhà nước phái quan về các địa phương, lập tuyển trường rất tốn kém và công việc tra khám, đòi bắt rất phức tạp.

Nhận thấy sự cồng kềnh, phức tạp đó, năm 1664, Tham tụng Phạm Công Trứ sáng lập ra phép “bình lệ” nhằm mục đích đơn giản bớt công việc và chi phí cho Nhà nước. Theo đó, Nhà nước chỉ phái quan về duyệt tuyển

một lần thật chu đáo, lập thành sổ sách rõ ràng, rồi từ đó về sau căn cứ vào sổ sách mà đánh thuế, dân đinh “thờm lên không tính, bớt đi không trừ”. Phép “bỡnh lệ” này chỉ thi hành ở 4 trấn vùng đồng bằng và hai phủ Thiên Quan và Trường An; còn riờng vựng Thanh Nghệ, vẫn thi hành khai lệ, nghĩa là theo định kỳ kiểm soát lại dân đinh để lập sổ bắt lính và thu thuế thân. Theo đú, phộp thuế thân năm 1664 được quy định như sau: “Huyền

Tông, năm Cảnh Trị thứ 2 [1664], định lệ về phú thuế ở các trấn, theo phép ấy thỡ tớnh số dân đinh mà đánh thuế gọi là tiền quý (thuế thân), mỗi người 1 quan 8 tiền, ở các trang trại bổ thuế mỗi người 1 quan, ở các sở mỗi người 1 quan 2 tiền”[3, tr230].

Nhà nước còn quy định mức thuế cho dõn phiờu tỏn, theo đó: Những dõn phiờu tỏn mới chiêu tập đủ niên hạn rồi thì lượng bỏ thuế theo lệ nhẹ hơn. Sai các huyện quan phụ trách tập hợp các tổng chánh xã trưởng và các sắc mục để trước mặt họ chia bổ tiền thuế thân, tùy theo số nhân đinh nhiều hay ít mà tăng hay giảm, nếu số nhân đinh không kém hơn thì theo như cũ.

Bên cạnh tiền thuế, Nhà nước lại quy định tiền thóc nộp về bảy lễ (thượng tiến, cung tiền, thường tiến, tiết liệu, kỵ lợi, sinh nhật, chính đàn) thỡ tớnh theo suất đinh, mỗi người nộp 2 tiền và 4 cáp rưỡi gạo.

Như vậy, xét cho cùng thỡ phộp “bình lệ” của Phạm Công Trứ chỉ có lợi đơn giản ít nhiều công việc cho Nhà nước phong kiến nhưng lại rất nguy hại cho nhân dân. Với phộp bỡnh lệ thì lúc đó nhân dân ta phải nộp thuế khống rất nặng nề. Bởi, trong trường hợp số dân hao hụt thì người sống còn phải chia nhau chịu thuế thay. Do đó thực tế mức thuế thường tăng lên rất nhiều. Phan Huy Chú cũng kịch liệt lên án phép “bình lệ” làm cho Nhà nước không nắm được của xã hội: “Phộp ấy xem ra giản tiện mà số hộ khẩu

tăng thêm và bớt đi không thể biết được. Thực không phải là ý cổ nhân xem trọng dân số vậy. Ôi! Sợ phiền nhọc mà yêu bề giản tiện, há đủ là kế lo xa để trị đời ư?”[14, tr89].

Hơn nữa, trong thời kỳ chế độ phong kiến khủng hoảng, hiện tượng nông dân bị phá sản, lưu vong trở nên rất phổ biến thỡ phộp “bình lệ” chỉ đảm bảo thu nhập thuế khóa đầy đủ cho Nhà nước và chồng chất gánh nặng lên đầu người nông dân, đẩy họ vào tình trạng cùng khổ, kiệt quệ. Năm 1719, sau hơn 50 năm thi hành phép “bình lệ”, Trịnh Cương cũng nhận thấy rằng: “…Trong khoảng thời gian ấy, số hộ khẩu lên xuống bất thường mà

ngạch thuế thì vẫn noi theo như cũ, dân nhiều nơi phải chịu quá nặng, dần dần bị bần cùng và phiêu bạt”[14, tr89]. Chính vì vậy, phép “bình lệ” về sau

bị phá sản và Nhà nước phải khôi phục lại chế độ duyệt tuyển, căn cứ vào số dân đinh thực tế mà đánh thuế.

Năm 1722, Nhà nước chia dân đinh ra thành 4 hạng: thanh niên từ 17 đến 19 tuổi là hoàng đinh, 20 tuổi trở lên là chính đinh, người già 50 tuổi trở lên là lão hạng, 60 tuổi trở lên là lóo nhiờu. Thuế thân mỗi nhân đinh phải nộp là 1 quan 2 tiền và 4 bát gạo, riêng sinh đồ, lão hạng, hoàng đinh được giảm ẵ. Nhân dân Thanh Nghệ được miễn thuế dung, nhân dân ngoại trấn được giảm ẵ . Ngạch thuế nhân đinh ở đây gồm cả tiền gạo nói chung thì cũng tương đương như ngạch thuế cũ; nhưng việc “tìm kiếm kẻ trốn tránh,

tra xét chỗ ẩn lậu” rất nghiệt ngã, khắt khe để “không một dân đinh nào bỏ sót”, gây nên nhiều sự nhũng lạm, khổ sở trong nhân dân. Một lần nữa

khẳng định sự tinh vi của chúa Trịnh trong chính sách cai trị của mình.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w