Thuế thân dưới thời vua Minh Mệnh

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 72 - 79)

2. Đối với đinh loại không có gia sản Số đinh lậu (người) Mức phạt Xã trưởng

2.4 Thuế thân dưới thời vua Minh Mệnh

2.4.1 Chủ trương của Nhà nước

Trên cơ sở thuế thân được ban hành dưới thời vua Gia Long, sau khi lên ngôi, Minh Mệnh đã ban hành nhiều quy định đánh thuế thân đến mọi đối tượng, nhằm phục vụ cho đời sống của bộ máy quan lại và triều đình phong kiến.

Nhà nước chủ trương đánh thuế vào mọi đối tượng trong xã hội: dân chính cư, dân ngụ cư, dân miền xuôi, dân miền núi và cả những người ngoại tịch. Thuế thân càng sát với nhân dân thì càng trở nên nặng nề hơn.

Trong thời gian đầu, thuế thân về cơ bản vẫn giữ nguyên như thời Gia Long. Tuy nhiên, đến năm Nhõm Thìn, năm Minh mệnh thứ 13 [1832], Nhà nước đã cho ban hành một số quy định mới về thuế thân. Trong đó, Minh Mệnh xóa bỏ sự phân biệt thành dân chính cư và dân ngụ cư: “Trừ các hạng

tiêu sai, biệt nạp, biệt tớnh, trỏng hạng, dân đinh tàn tật, theo như cũ kê khai ra, còn những người gọi là chính hộ hay khách hộ thì đều bỏ đi”[35,

tr384].

Trong thời gian Minh Mệnh cầm quyền, tình hình thiên tai diễn biến rất phức tạp, lũ lụt, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Trước tình cảnh đó, Nhà nước phong kiến Nguyễn đã có nhiều biện pháp cứu vãn tình hình khó khăn trên, trong đó có việc giảm thuế thân cho nhân dân. Đây là một trong những chính sách hay của triều đình Minh Mệnh nói riêng và của nhà Nguyễn nói chung.

Những hạng được Nhà nước miễn thuế thân thời kỳ này cũng được Minh Mệnh quy định khá cụ thể: “Chức sắc thì con các quan viên tử Bộ,

Viện, Ty tòng tam phẩm trở lên và hương cống, sinh đồ, cai hợp, thủ hợp ở nhà, nhiờu thõn, nhiờu ấm, tấn thân khoa mục đời Lê trước, giản binh ở đinh vệ đội cỏc quõn; giáo phường nội giám; lính kho, lính trạm đều là hạng lính ngoài tiêu sai, chuẩn cho miễn thuế”[34, tr64].

Cũng giống như thời Gia Long, đến thời Minh Mệnh, việc quy định các hạng miễn thuế thân vẫn tập trung chủ yếu vào những người có thế lực và địa vị trong xã hội lúc bấy giờ. Trong khi người nông dân nghèo khổ phải chịu tiền thuế thân rất nặng nề, kéo theo đó là đủ mọi thứ sưu dịch. Đời sống nhân dân ngày càng trở nên bần cùng, điêu đứng.

Sự tinh vi của Nhà nước phong kiến Nguyễn, đặc biệt là dưới thời Minh Mệnh còn thể hiện ở chỗ:

“Cũng được ghi vào sổ những người dân nội tịch chết từ lần làm sổ

đinh trước (tử hạng), những người can án, những dân đinh bỏ trốn khỏi làng (đào chú bộ). Vì số dân đinh mất đi, làng phải chỉ định một người khác để thay thế. Sau này, nếu những người đào tẩu trở về làng lại, họ được đăng bạ trở lại, nhưng những người thay thế sẽ vẫn được lưu lại trong sổ”[2, tr19].

Mục đích của nhà Nguyễn nhằm duy trì, củng cố và tăng cường hơn nữa nguồn thu cho Nhà nước, đáp ứng đời sống xa hoa của bộ máy quan lại lúc bấy giờ. Thuế thân đánh vào dân đinh ngày càng chặt chẽ hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy tính chuyên chế trung ương tập quyền lên đến cao độ, dù ở trong bất kỳ thời điểm nào, Nhà nước phong kiến cũng luôn tìm cách duy trì quyền lợi của các giai cấp thống trị trong xã hội.

2.4.2 Biện pháp thực hiện

Nếu thời vua Gia Long, Nhà nước chia dân đinh thành dân chính hộ và dõn khỏch hộ để ban hành thuế thân thì đến Minh Mệnh, Nhà nước chủ trương đánh thuế theo ruộng đất công làng xã. Theo đó, người có ruộng đất

công phải đóng thuế thân nặng hơn những người không có ruộng đất công. Biện pháp này được ban hành năm 1832 ở các địa phương từ Quảng Bình trở vào Nam, nơi công điền thỡ ớt mà tư điền thì nhiều. Từ năm 1836, chế độ ruộng đất công ở 6 tỉnh Bắc kỳ. Nhà nước đang cố gắng mở rộng diện tích đất công. Trước hết nhằm tạo điều kiện cho người dân có ruộng để sản xuất. Sau nữa là tăng ngân sách Nhà nước. Bởi lẽ, những người có ruộng công phải nộp thuế thân cao hơn những người không có ruộng công. Tuy nhiên, mức chênh lệch này là không nhiều.

Năm 1839, để dễ dàng cho việc đánh thuế thân và tránh để bỏ sót bất kỳ một đối tượng nào, Minh Mệnh đã đưa ra đạo dụ sửa đổi lại danh sách sổ đinh ở các địa phương và phân biệt thành những hạng sau:

“- Đinh hạng, gồm dân đinh từ 18 đến 20 tuổi và 55 đến 60 tuổi. - Tráng hạng, gồm dân đinh từ 20 đến 55 tuổi.

- Quân hạng, gồm những người có quan chức từ nhất phẩm đến tòng cửu phẩm, cỏc viờn tiến sỹ, cử nhân, tú tài và các quan viên tử (tức là con quan từ nhất phẩm đến tam phẩm)

- Miễn sai hạng, gồm cỏc nhiờu, ấm, lại dịch, binh lính, thợ thuyền các sở công”[2, tr18].

Sự thành lập các đinh bộ và phân biệt các hạng đinh nhằm mục đích cốt yếu là để hoạch định số thuế thân mà số làng phải trả cho chính phủ. Chúng ta có thể phân biệt ra 3 hạng người phải trả thuế khác nhau. Đó là:

“- Hạng thứ nhất, là tráng hạng, phải chịu tất cả các phụ đảm: thuế

má, binh dịch và sưu dịch.

- Hạng thứ hai, được miễn binh dịch và sưu dịch, nhưng phải chịu nửa tiền thuế thân, gồm có dân đinh từ 18 đến 20 tuổi và từ 55 đến 60 tuổi, những người mới phải bệnh tật khó chữa, những phu trạm và lính lệ.

- Hạng thứ ba, được miễn thuế thân cũng như sưu dịch, gồm những người trên 60 tuổi, những người tàn tật vĩnh viễn, các hạng chức sắc và miễn sai”[2, tr19].

Như vậy, các biện pháp đánh thuế thân thời kỳ này, so với triều vua Gia Long đã cho thấy một sự thay đổi đáng kể. Nhà nước đó cú những biện pháp đánh thuế chi tiết, cụ thể và sát thực hơn thời kỳ trước. Điều này cũng cho thấy sự tinh vi trong chính sách cai trị của vua Minh Mệnh.

2.4.3 Ngạch thuế thân

Sau Gia Long, Minh Mệnh tiếp tục định lệ thuế cho từng khu vực, từng vùng miền trong cả nước. Cụ thể như sau:

Năm 1820, Minh Mệnh đã ra quyết định quy định riêng 1 biểu thuế thân cho 3 trấn, đạo Nghệ An, Thanh Hóa và Thanh Bình. Nếu trước kia, 3 trấn, đạo này chỉ nộp theo số người ở phủ Thường Hành, thì nay lệ thuế thân ở các trấn, đạo này cũng thu bằng các trấn ở Bắc Thành:

“Dân thực nạp, tráng hạng từ 20 tuổi trở lên hàng năm nộp tiền dung

1 quan 1 tiền, tiền đầu quan 1 tiền, gạo cước 2 bát, dân đinh 18 tuổi nộp tiền dung 5 tiền 30 đồng, gạo cước 1 bỏt. Dõn biệt nạp cũng nộp như thế. Quan viên tử con quan từ chánh tứ phẩm đến chánh lục phẩm và các hạng biệt tính cũng nộp giống như tráng hạng”[34, tr64].

Ta có bảng thuế thân của 3 trấn, đạo này như sau[25, tr391]:

Các hạng đinh Tiền thuế Tiền đầu lõi Gạo cước

Tráng hạng và dân biệt nạp 1 quan 1 tiền 1 tiền 2 bát Dân đinh già ốm và dân biệt nạp 5 tiền 30 đồng 30 đồng 1 bát

Các quan viên 1 quan 1 tiền 1 tiền 2 bát

Các hạng biệt nạp 1 quan 1 tiền 2 bát

Như vậy, mức thuế thân thời Minh mệnh đã có phần giảm nhẹ hơn so với thời Gia Long. Trước đõy, Gia Long quy định tất cả tráng hạng, đinh ngoài tiền thuế, tiền sưu, gạo cước, mỗi người còn phải nộp thêm tiền tạp

dịch các loại. Đến đây, Minh Mệnh đã cho miễn nộp các khoản tiền tạp dịch. Gánh nặng sưu thuế đã phần nào giảm nhẹ hơn trước. Đời sống nhân dân được cải thiện một phần.

Năm Nhâm Ngọ [1822], Minh Mệnh tiếp tục ấn định lệ thuế thân cho lão hạng vầ bất cụ ở các trấn Bắc Thành. Theo đó, những hạng này chỉ phải đóng mức thuế thân bằng một nửa so với tráng hạng. Nghĩa là:

“Cả năm mỗi người tiền thuế thân 5 tiền 30 đồng, tiền sưu 30 đồng,

tiền tạp dịch 3 tiền, gạo cước 1 bỏt, lóo nhiờu và lão tật đều được miễn, định làm phép thường”[23, tr64].

Năm Nhõm Thìn[1832], Minh Mệnh còn quy định thuế thân với các tỉnh từ Quảng Bình vào Nam như sau:

Những người trước kia làm hạng quân, hạng dân, hạng cùng, hạng đào thì đem cả làm hạng tráng. Thuế thân hàng năm, trừ các hộ biệt nạp, biệt tính chiểu ngạch thu nộp ra, cũn thỡ, “Trỏng hạng có ruộng công thì mỗi

năm nộp thuế 1 quan 4 tiền, không có ruộng công 1 quan 2 tiền. Tiền đầu lõi mỗi hạng đóng 1 tiền. Dân đinh già ốm thu một nửa. Quan viên tử cũng như tráng hạng”[35, tr384]. Ta có bảng số liệu sau[25, tr392]:

Các hạng đinh

Người có ruộng công Người không có ruộng công

Thiền thuế Tiền đầu lõi

Tiền thuế Tiền đầu lõi Tráng hạng 1 quan 4 tiền 1 tiền 1 quan 2 tiền 1 tiền Lão hạng, dân

đinh tàn tật

7 tiền 30 đồng 6 tiền 30 đồng

Con quan 1 quan 4 tiền 1 tiền 1 tiền 1 tiền

Việc quy định mức thuế dựa trên diện tích ruộng công làng xã chính là sự kế thừa từ các triều đại trước như: triều Trần, Hồ…Tuy nhiên, nếu các triều đại trước, thuế thân chỉ đánh vào những người có ruộng đất công làng xã, thì đến thời Minh Mệnh, Nhà nước quy định đánh thuế đối với tất cả mọi

đối tượng, cả những người có ruộng công và những người không có ruộng công. Như vậy, những người nông dân nghèo, họ đã không có một mảnh đất cắm dùi, phải đi làm tá điền cho địa chủ, nay thuế thân thực sự đã trở thành gánh nặng đối với họ. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất ổn trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội về sau.

Đến cuối thời Minh Mệnh, tức năm Kỷ Hợi [1839], Nhà nước lại tiếp tục ban hành một quyết định nữa nhằm bổ sung cho biểu thuế thân ở 6 ngoại trấn Bắc kỳ như sau:

“Ngạch thuế nhân đinh, định làm đinh tráng mỗi người cả năm tiền

thuế thân 1 quan 2 tiền, tiền sưu 1 tiền; dân đinh già ốm chịu một nửa, các tiền tạp dịch, gạo cước và tiền cửa đình đều bãi bỏ”[23, tr65].

Với quy định trên, mặc dù các loại tiền tạp dịch, gạo cước, cửa đình đều được bãi bỏ nhưng, tiền thuế thân khu vực này lại tăng lên gấp đôi so với thời kỳ trước. Gánh nặng thuế thân một lần nữa lại đè nặng lên cuộc sống của người nông dân nghèo khổ.

Năm 1840, Nhà nước đã ra nghị chuẩn cho các hạt ở Bình Định:

“Xã nào hễ nguyên trước có ruộng công, theo lệ cũ hàng năm mỗi

người tiền thuế thân 1 quan 2 tiền, tiền sưu 1 tiền, nay cỏc xó, thụn, hạt ấy đã đem một nửa ruộng tư cho làm ruộng công, vậy chuẩn cho mỗi người chiểu theo lệ có ruộng công, tráng hạng mỗi người tiền thuế thân 1 quan 4 tiền, dân đinh, già ốm nộp một nửa, lấy năm nay làm năm bắt đầu”[23, tr65].

Không chỉ người Việt, những người ngoại tịch: người Minh Hương, người Đường…cũng được Nhà nước xếp hạng và quy định đánh thuế thân.

Năm Bính Tuất, năm Minh Mệnh thứ 7 [1826], Nhà nước định lệ thuế thân cho xã Minh Hương biệt nạp ở các địa phương như sau: “Từ nay ở Nam

thì đến Gia Định, ở Bắc Thành, phàm người sổ Minh Hương đến định mỗi năm mỗi người nộp 2 lạng bạc, dân đinh và lão hạng nộp một nửa, thuế thân

và dao dịch đều miễn. Còn như người Minh Hương ở Trung Hoa chưa có số người thì xin trấn thần tra rõ ghi vào sổ, chiếu lệ đánh thuế”[34, tr526].

Và thuế thân người Đường ở Gia Định: “Người Đường biệt nạp mỗi

năm phải nộp tiền dung dịch là 6 quan 5 tiền, còn người mới phụ mà chưa có sự nghiệp thì đem vào hạng cùng cố mà miễn đánh thuế”[34, tr527].

Các dân tộc thiểu số phía Bắc cũng được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Năm 1822, Minh Mệnh ra chỉ dụ:

“Trẫm nuôi nhân dân, chỉ sợ có người còn sót. Dịp ban ơn trong cuộc

Bắc tuần mùa đông, đã xuống chỉ tha trước 5 phần 10 thuế thân năm nay cho 11 trấn Bắc Thành. Song nghĩ người Nùng, người Mán, người Hoa Kiều, người Phụ Đạo (người Tày) và những người Nùng Lục khu Lũng làm thuê, nguyên không có thuế thân để giảm, thì những người dân mọn ở biên giới ấy tủi thân chưa được thấm ân trạch. Vậy số bạc tính tiền thuế đánh theo số người, số bếp, số nhà năm nay đều cho giảm 5 phần 10, khiến những kẻ cùng dân hẻo lánh cũng đều được thấm ơn, để xứng với ý thị đồng nhân của trẫm”[34, tr198].

Do thiên tai, hạn hán, lũ lụt triền miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ vì đói rét, bệnh tật…Nhà Nguyễn đã có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này. Tiêu biểu trong đó có vấn đề miễn giảm thuế thân cho nhân dân cả nước.

Năm 1824, Minh Mệnh xuống chiếu tha giảm thuế thân cho hầu khắp các khu vực trên địa bàn toàn quốc như:

Tha giảm thuế thân 4/10 cho phủ Thừa Thiên; 3/10 cho 3 dinh Trực Lệ cùng Bình Định, Bỡnh Hòa, Bỡnh Thuận, Ninh Bình, Tuyờn Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Yên và Phủ Hoài Đức; 5/10 thuế thân cho Hải Dương, Thanh Húa,…[34, tr347].

Năm 1825, Nhà nước tiếp tục giảm thuế thân cho trong ngoài “Phủ

An, Phỳ Yờn, Bỡnh Hòa, Bỡnh Thuận, các trấn ở Gia Định và Bắc Thành, cùng phủ Hoài Đức, đạo Ninh Bình, đều giảm 2/10”[34, tr392].

Sự quan tâm của Nhà nước đã phần nào đưa cuộc sống của nhân dân dần đi vào ổn định. Đây là điều mà các triều vua sau cần tiếp tục phát huy hơn nữa.

Tóm lại, dưới thời vua Minh Mệnh, Nhà nước phong kiến Nguyễn đã tiến hành đánh thuế thân trên tất cả các đối tượng nhằm phục vụ cho quyền lợi sát sườn của chính quyền phong kiến và cả bộ máy quan liêu to lớn. Điều đó đã phần nào đem lại nguồn lợi cho Nhà nước phong kiến cùng bộ máy quan lại lúc bấy giờ. Tuy nhiên, thuế thân nặng nề đã khiến đời sống của người nụng dõn ngày càng cực khổ, thiếu thốn trăm bề.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 72 - 79)

w