Thuế thân dưới thời vua thiệu Trị

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 79 - 81)

2. Đối với đinh loại không có gia sản Số đinh lậu (người) Mức phạt Xã trưởng

2.5 Thuế thân dưới thời vua thiệu Trị

Thiệu Trị nối ngôi trên cơ sở nền kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước đã đi vào ổn định, trong đó công lao của hai vị vua đầu là vô cùng to lớn, đặc biệt là vua cha Minh Mệnh. Bởi vậy, ngay sau khi lên ngôi, các chính sách phát triển đất nước của Thiệu Trị về cơ bản vẫn không có gì thay đổi so với thời kỳ trước. trong đó, chính sách thuế thân vẫn được Thiệu Trị giữ nguyên như thời Minh Mệnh.

Trong những năm ở ngôi, do thiên tai, mất mùa, đúi kộm…nờn Thiệu Trị cũng ít nhiều tha giảm thuế thân cho một số địa phương. Song sự thay đổi này là không đáng kể.

Năm 1841, ngay sau khi lên ngôi, Thiệu Trị nghị chuẩn giảm thuế thân cho hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Hà Nội. Theo đó: “Tráng hạng, tiền thuế cả năm xét giảm xuống mỗi người đóng 6 quan, dân

đinh, già ốm rút đi một nửa, đủ hạn 3 năm lại chiểu lệ như cũ”[23, tr65].

Mức thuế thân như vậy chỉ giảm được 5 tiền, 6 quan là số tiền vô cùng lớn mà mỗi người tráng hạng phải nộp lúc bấy giờ.

Thay đổi lớn nhất là phủ Thừa Thiên, nơi kinh thành, thuế đinh được giảm nhẹ một nửa. Năm 1843, Thiệu Trị ra lệnh rằng:

“6 huyện trong hạt ấy, các hạng nhân đinh hàng năm phải nộp số tiền

thuế lệ: thuế thân, tiền sưu là bao nhiêu nay gia ơn chia làm 10 thành, được miễn 5 thành mãi mãi, cho lấy năm nay làm năm bắt đầu, còn số tiền 5 thành phải nộp là bao nhiêu, chiểu lệ cũ nộp cho xong, nếu xã thôn nào năm nay trút đó nộp xong, cho để đến năm sau khấu trừ, từ nay về sau như gặp có năm nào ân xá tiền thuế thân, tiền sưu, cho đem 5 thành phải nộp ấy chia làm 10 thành; trong đó được tha mấy thành, đến khi ấy sẽ tuân theo sự gia ơn để thi hành”[23, tr65].

Như vậy, thuế thân ở phủ Thừa Thiên đã giảm ẵ cho tất cả các hạng dân so với biểu thuế mà Minh Mệnh đã quy định năm 1832.

Có thể thấy rằng, trong cả nước, duy chỉ có phủ Thừa Thiên là được ân chuẩn như vậy. Bởi lẽ, như Thiệu Trị giải thích rằng: “Phủ Thừa Thiên là

sở tại kinh sư, nhờ nhõn sõu õn dày của các vua, được dạ nuôi yên ổn hơn 200 năm; đến Hoàng tổ ta Thế tổ Cao Hoàng đế, lúc mới bình định, cùng dân nghỉ ngơi; Sau đó, Hoàng khải ta Thánh tổ Nhân Hoàng đế làm vua 21 năm, thương yêu gìn giữ, để ý trị yên, đức hóa rộng khắp, đã nhiều và lõu, dõn hạt ấy thực đã ngày được phồn thịnh cùng vui cảnh thăng bình; trẫm khi mới nối ngôi, nghĩ rộng hơn trước, nhiều lần đã ban ơn huệ, hạt ấy thường thường hơn các hạt khỏc, vỡ cỏi nghĩa kinh sư thì phải thế…nờn ban ơn rộng rãi, để cho dân ta đều được vui vẻ, tin tưởng”[23, tr65].

Đến năm Bính Ngọ [1846], Thiệu Trị xuống chiếu ban ơn tất cả 30 điều. Trong đó, điều 5, 6 có quy định như sau:

“- Điều 5: Các thuế thân, tiền đầu lõi, tiền tạp dịch ở các địa phương

về năm Thiệu Trị thứ 6, đã được tạm hoãn 5/10, nay đều cho miễn cả 5 thành ấy.

- Điều 6: Các hộ biệt nạp ở các địa phương, theo lệ, không phải chịu thuế thân, đếu thưởng cho tiền có từng bậc”[38, tr855].

Sự tha giảm thuế thân của Nhà nước trong giai đoạn này nhằm khuyến khích nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ổn định cuộc sống. Đây là một trong những điểm tiến bộ trong chính sách cai trị của nhà Nguyễn nói chung, cũng như trong chính sách thuế thân thời Thiệu Trị nói riêng.

Tóm lại, dưới thời vua Thiệu Trị, thuế thân tuy vẫn còn cao nhưng đã có phần giảm nhẹ hơn giai đoạn trước. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước cũng dần đi vào ổn định.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w