2. Đối với đinh loại không có gia sản Số đinh lậu (người) Mức phạt Xã trưởng
2.6 Thuế thân dưới thời vua Tự Đức
2.6.1 Chủ trương của Nhà nước
Năm 1847, Thiệu Trị mất, Tự Đức nối ngôi và tiếp tục cho thi hành các chính sách phát triển đất nước của các vị vua trước. Trong đó, thuế thân vẫn được duy trì.
Về cách thức đánh thuế: Thời kỳ này Nhà nước vẫn tiếp tục áp dụng chính sách thuế thân được đặt ra từ thời Minh Mệnh. Nhà nước đánh thuế dựa trên diện tích ruộng công làng xã của dân đinh. Những dân đinh có ruộng công làng xã bị đánh thuế thân cao hơn những người không có ruộng công. Ngoài ra, mức thuế cũng tùy nơi, tùy khu vực mà tăng hay hạ.
Về đối tượng chịu thuế: Nhà nước chủ trương đánh thuế vào tất cả các đối tượng: dân chính cư, dân ngụ cư, người có ruộng công và không có ruộng công, người ngoại tịch (người Minh hương, người Thanh, người Đường…).
Từ giữa thế kỷ XIX, chính sách cấm đạo, giết đạo của nhà Nguyễn ngày càng khắc nghiệt. Để hạn chế số dân theo đạo, Tự Đức đã tăng thuế thân đối với những người theo đạo Gia Tô và quy định: “Xó, thôn nào dân
chưa bỏ hết đạo bị tăng thuế thân lên gấp rưỡi; Xó, thụn nào che giấu, chứa chấp đạo trưởng, tăng thuế thân gấp đôi”[16, tr174].
Trong thời gian chống Pháp, triều đình Tự Đức còn “ban hành chính sách miễn, trừ thuế thân, tạp dịch đối với những thương binh tùy theo mức độ thương tật”[16, tr174], nhằm động viên tinh thần yêu nước và chiến đấu
chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
Về cách thức tổ chức và quản lý việc thu thuế trong nhân dân: dưới thời vua Tự Đức, Nhà nước còn tổ chức ra cỏc phũng để quản lý công việc thu thuế:
“Bộ Hộ có 5 phũng chuyờn lo việc thu thuế là: - Phòng Trung kỳ
- Phòng Nam kỳ và Bình Thuận
- Phòng Bắc kỳ
- Phòng Khen thưởng
- Phòng Chung về thuế vụ”[9, tr64].
Nhờ việc phân chia ra các cơ quan thu thuế như trên khiến cho việc thu thuế trở nên dễ dàng hơn.
Nhà nước không trực tiếp thu, tùy theo số hộ đinh mà định cho làng một tổng số, làng thu rồi đem nộp cho quan, làng thất thu thì xã trưởng bị phạt. Nhà nước chỉ lo việc cất giữ vào kho và xuất ra chi tiêu.
Có thể nói, dưới triều Tự Đức, Nhà nước đó cú những chủ trương cũng như những quy định khá cụ thể về chính sách thuế thân trong cả nước.
2.6.2 Biện pháp thực hiện
Cũng như các triều vua trước, thuế thân thời kỳ này cũng được Tự Đức chia theo khu vực địa lý để đánh thuế. Nếu như dưới thời Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị cả nước được chia thành 3 khu vực đánh thuế, thì dưới thời Tự Đức, để công việc thu thuế được dễ dàng hơn, Nhà nước đã chia cả nước thành 5 khu vực:
“- Khu vực I: Thừa Thiên
- Khu vực III: Từ Hà Tĩnh đến Ninh Bình
- Khu vực IV: 5 nội trấn Bắc Kỳ
- Khu vực V: 6 ngoại trấn ven giới Bắc Kỳ”[29, trtr393].
Để thuận tiện cho công việc thu thuế của Nhà nước, Tự Đức cũng chia các hạng đinh một cách cụ thể thành: Tráng hạng, dân đinh, hạng già ốm, Quan tử viờn…
Nhờ chia cả nước thành khu vực và các hạng dân đinh, cùng với việc kê khai dân số, lập sổ hộ tịch được thực hiện có hiệu quả, chi tiết nên công tác thu thuế dưới thời Tự Đức cũng được thực hiện một cách thuận lợi.
2.6.3 Ngạch thuế thân
Thuế thân dưới thời vua Tự Đức về cơ bản vẫn được giữ nguyên như thời Minh Mệnh. Tuy nhiên, do việc phân chia ra nhiều khu vực nên thuế thân thời Tự Đức cũng chi tiết và sát với đời sống nhân dân hơn. Mức thuế thân của các khu vực cho từng hạng đinh được quy định qua bảng số liệu sau[25, tr394]:
Khu vực Tráng hạng – con quan Dân đinh – hạng già ốm
Tiền thuế Tiền đầu lõi Tiền tạp dịch Gạo cước Tiền thuế Tiền đầu lõi Tiền tạp dịch Gạo cước I Có ruộng công 7 tiền 30 đồng 3 tiền 30 đồng 15 đồng Không có ruộng công 6 tiền 30 đồng 3 tiền 15 đồng II Có ruộng công 1 quan 4 tiền 1 tiền 7 tiền 30 đồng Không có ruông công 1 quan 2 tiền 1 tiền 6 tiền 30 đồng