Chủ trương của Nhà nước

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 65)

2. Đối với đinh loại không có gia sản Số đinh lậu (người) Mức phạt Xã trưởng

2.3.1 Chủ trương của Nhà nước

Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, dưới triều Nguyễn, ngoài các thứ tô thuế ruộng đất khá nặng nề đối với người nông dân nghèo, thuế thân vừa là bộ phận thu nhập lớn nhất của Nhà nước phong kiến, vừa là một thứ nghĩa vụ của nhân dân.

Năm 1803, ngay sau khi lên ngôi, Gia Long tiếp tục thực hiện “phộp

tô, dung” như các triều đại trước, chiếu rằng: “Nhà đủ ăn không phải vì trốn thuế. Nước đủ dùng không phải vì đánh thuế nặng. Triều đình ta từ khi Thái Vương dựng nước tới nay, đỏnh phộp thuế không nặng, không nhẹ. Ruộng thì chia làm ba hạng, hộ thì phân biệt chính hộ và khách hộ, vì rằng đất có chỗ tốt, chỗ xấu, người có kẻ giàu, kẻ nghèo, cho nên tùy hạng trưng thu cho khác nhau”[33, tr548].

Đõy chính là điểm khác biệt trong chính sách thuế thân của Gia Long so với các triều đại trước đó. Nếu như các triều đại trước, việc đánh thuế thân không phân biệt chính hộ hay khách hộ như trong cải cách của Quang Trung đã quy định: “Tiền thuế thân dung không chia làm chính hộ hay

khách hộ mà thu làm một”[46, tr24]. Thì đến thế kỷ XIX, Gia Long mở đầu

cho các vua triều Nguyễn sau khi lên ngôi đã xóa bỏ cải cách của Quang Trung, cùng với các biện pháp nhằm tập trung mọi quyền hành và đề phòng mọi sự lấn át uy quyền của nhà vua, chính quyền Gia Long đã quy định lại phộp tụ dung như trên.

Nhà nước còn ra chiếu quy định mốc thời gian phân biệt dân chính hộ và khách hộ để bổ thuế. Năm 1805, Gia Long quy định: “Những người có

nhà ở hay ở ngụ cư đã ghi tên vào sổ tuyển năm Quý Hợi [1803] thì cho làm chính hộ, khẩu phần ruộng đất và ngạch thuế thân dung theo lệ chính

hộ. Từ năm Giáp Tý [1804] trở về sau mới đến ngụ thì vẫn là khách hộ, không dự khẩu phần. Những xã thôn không có ruộng đất cụng thỡ dõn ngoại phu không kể cũ hay mới đều là khách hộ theo lệ nộp thuế”[46, tr24].

Thông qua việc thực hiện những quy định trên, thời Gia Long, Nhà nước đã nắm bắt được rất nhanh số lượng dân cư. Sau khi lên ngôi được một năm, Gia Long đã lập sổ kê khai dân số và định rõ mốc thời gian phân chia hạng dân và thu thuế theo sự phân chia ấy. Nhà nước rất hạn chế số lượng khách hộ trong mỗi làng (chỉ từ 1804 trở về sau mới là khách hộ) số tiền thuế thân mà Nhà nước quy định của khách hộ so với chính hộ thấp hơn không đáng kể. Bởi lẽ, Nhà nước cũng phải căn cứ trên thực tế, vì phần lớn những người khách hộ là những người nghèo khổ, nếu như đánh đồng thì họ không có khả năng nộp đủ.

Có thể thấy rằng, dưới thời Gia Long nói riêng và dưới chế độ phong kiến nói chung, dù ở đâu người dân cũng đều phải chịu nghĩa vụ đối với Nhà nước. Chính quyền phong kiến không chịu để cho bất kỳ một người dân nào trốn tránh nghĩa vụ, cho dù là dân ngụ cư cũng vẫn phải nộp thuế.

Cùng với việc quy định các hạng phải chịu thuế thân, Nhà nước phong kiến thời kỳ này còn có những ưu đãi miễn thuế thân cho nhiều đối tượng. Đó là những “Chức sắc thì quan viên từ con quan tam phẩm các Bộ,

Viện, Ty trở lên, thủ hợp tại gia, nhiờu thõn, nhiờu ấm, quan viên triều Lê cũ từ lục phẩm trở lên, tiến sỹ, đạo sỹ, hương cống triều Lê cũ cựng cỏc loại binh lính, cung giám, phu trạm đều liệt vào hạng ngoại tiêu sai, được miễn phú dịch”[33, tr717].

Như vậy, đối tượng được Nhà nước miễn thuế thân hầu hết là những người có địa vị, quyền thế trong xã hội. Trong khi đó, những người nông dân nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thì tất cả đều phải nộp thuế thân. Điều đó cho thấy những bất công trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đây cũng

chính là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt các mâu thuẫn, xung đột trong xã hội phong kiến, đặc biệt dưới triều Nguyễn.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w