Ngăn chặn nạn dân lưu tán và chống ẩn lậu dân đinh

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 59)

TÌNH HÌNH THUẾ THÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802 ĐẾN

2.2.2 Ngăn chặn nạn dân lưu tán và chống ẩn lậu dân đinh

Trong công tác quản lý xã thôn của Nhà nước phong kiến, đặc biệt vào thế kỷ XIX, một hiện tượng xã hội nghiêm trọng – hệ quả của những biến động xã hội trong thế kỷ trước để lại – đú chớnh là nạn dân lưu tán. Nhà Nguyễn trong thời kỳ đầu đã đề ra nhiều biện pháp nhằm cố gắng ổn định tình hình dân số, hạn chế những xáo động lớn gây khó khăn cho việc quản lý làng xã nói chung và quản lý dân số nói riêng. Có quản lý chặt chẽ được dân số, hạn chế tiến tới ngăn chặn nạn dân lưu tỏn thỡ Nhà nước mới có thể thuận lợi trong việc ban hành chính sách thuế thân trong cả nước và thu thuế đối với nhân dân, nhằm đảm bảo nền tài chính quốc gia đang ngày càng vơi cạn.

Tháng 7/1804, quan ở Bắc Thành gửi sớ tâu vua Gia Long xin cử người đi khám xét tình hình dân lưu tán ở các phủ, huyện, xã.

Tháng 5 năm sau, Gia Long định lệ lãng trưng ruộng đất cho những dân lưu lạc từ Nghệ An trở ra Bắc. Cụ thể: “Lệnh rằng ruộng đất của lưu

dân từ năm Nhâm Tuất trở về trước đã cho quan quân cày cấy rồi thì nay đỡnh bói để đợi dân lưu trở về lại cho quản nhận để làm ăn, tha thuế, tha lính 3 năm. Từ năm nay đến năm Đinh Mão mà chưa về thì cho nhân dân xó khỏc ai trưng thì được, năm nay làm sổ, năm sau nộp thuế kộn lớnh. Từ năm Quý Hợi về sau mà có người lưu tán ruộng đất vẫn cho quan quân cày cấy, đợi khi nào về sẽ cấp trả, việc tô thuế binh dịch cũng đến năm sau bắt đầu chịu, không theo lệ tha miễn 3 năm”[33, tr631].

Với biện pháp này, Nhà nước đã khuyến khích nhân dân lưu tán trở về quê cũ làm ăn, ổn định tình hình xã hội và dân số nông thôn, đồng thời góp

phần quan trọng trong công tác tổ chức xã thôn. Ổn định đời sống nhân dân là cơ sở quan trọng cho việc đánh thuế của Nhà nước phong kiến.

Một trong những biện pháp nhằm tăng cường việc kiểm soát hoạt động của bộ máy xã thôn và hạn chế tình trạng dân đinh trốn thuế, đú chớnh là chống ẩn lậu dân đinh. Trong nhiều thế kỷ trước, kể cả trong thời kỳ chế độ phong kiến phát triển cực thịnh như thời Lê sơ thì nạn lậu đinh vẫn diễn ra. Tuy nhiên, Nhà nước Lê sơ đó cú những biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trên. Bước sang thế kỷ XIX, rút bài học kinh nghiệm quản lý từ các triều đại trước, các vua triều Nguyễn đã ban hành nhiều quy định có tính pháp lý cao nhằm kiểm soát cả về số lượng và chất lượng của dân đinh. Tất cả những hành vi như cố tình dung túng, bao che việc ẩn lậu đinh số, tự ý tăng, giảm tuổi thọ dân đinh…đều bị Nhà nước xử phạt, trong đó, người đứng đầu bộ máy quản lý xã thôn phải chịu trách nhiệm nặng nề và trước hết về sự kê khai của mình.

Năm 1803, Gia Long ban định về điều lệ cấm về việc ẩn lậu suất đinh cho dân Quảng Đức như sau:

“Phàm lậu 1 đinh thì Xã trưởng bị 100 roi và đi hành dịch một năm,

người cáo ra được thưởng tiền 30 quan; lậu từ 2 đinh trở lên cho đến 10 đinh, thì cứ theo số mà gia thêm hạn hành dịch, người cáo ra được thưởng tiền 300 quan hay được miễn lao dịch 10 năm; từ 11 đến 15 đinh thì Xã trưởng đi hành dịch vĩnh viễn, người cáo ra được miễn lao dịch suốt đời; từ 16 đinh trở lên, thì Xã trưởng tội chết, người cáo ra cũng được miễn binh dao suốt đời. Vu cáo bị phản tọa”[33, tr560].

Năm 1807, Gia Long tiếp tục ban lệ định về tội lậu đinh trên phạm vi toàn quốc một cách cụ thể hơn. Theo đó, Nhà nước phân biệt thành hai loại: đinh lậu có sản nghiệp và đinh lậu không có sản nghiệp. Cụ thể như sau:

“Lậu 1 người đinh có gia sản Xã trưởng bị phạt 60 trượng, thu 30

tố giác được miễn thuế dung, thuế điệu 2 năm, nếu nhiều người cùng cáo giác thì chỉ thưởng cho một người đầu đơn; lậu từ 4, 5 đinh, 6, 7 đinh, 8, 9 đinh, 10 đinh đến 14 đinh, Xã trưởng đều bị xử gia bậc tội trượng và đồ, kẻ tố giác cũng được gia bậc lãnh thưởng; lậu từ 15 đinh đến 24 đinh, Xã trưởng bị tội lưu, người tố giác được miễn thuế dung, thuế điệu 12 năm; lậu từ 25 đinh trở lên, Xã trưởng và vợ con đều phải tội lưu, duy con trai đã có vợ và con gái đã có chồng thì được miễn, người tố giác được miễn phú dịch chọn đời.

Lậu một người đinh không gia sản, Xã trưởng bị 10 roi, thêm một đinh xử trượng, thêm mỗi đinh thêm một bậc, đến 10 đinh thỡ món tội trượng, lại cứ mỗi đinh thỡ trỏch thu 5 quan tiền để thưởng cho người tố giác; lậu từ 11 đinh đến 14 đinh Xã trưởng cũng chỉ tội mãn trượng, người tố giác cũng chỉ được thưởng 50 quan tiền; lậu từ 15 đến 19 đinh; 20 đến 24 đinh; 25 đến 29 đinh; 30 đến 34 đinh; 35 đến 44 đinh coi cũng như lệ đinh có gia sản 2, 3 đinh, 4, 5 đinh, 6, 7 đinh, 8, 9 đinh, 10, 14 đinh; lậu từ 45 đinh đến 59 cùng 60 đinh trở lên thì xem như lệ đinh có gia sản từ 15 đến 24 đinh cùng 25 đinh. Người đinh lậu có gia sản thì bị 60 trượng, không gia sản thì bị 30 roi, đều phải ghi vào sổ, chịu sai dịch. Xã trưởng ăn hối lộ tang đến 300 quan thì xử tử và truy tang trả lại dõn. Xó nào có thôn trưởng thì đều bị xử kém tội lý trưởng 3 bậc. Kẻ tố giác báo bắt lậu đinh không đủ số thỡ khụng thưởng; nếu cáo hết thảy không đúng thực thì bị phản tọa”[33,

tr694-695].

Từ đó, ta có bảng thống kê về quy định mức phạt Xã trưởng về tội lậu đinh như sau:

1. Đối với đinh loại có sản nghiệp

Số đinh lậu (người) Mức phạt Xã trưởng

2 – 3 60 trượng và đồ 1 năm 4 – 5 70 trượng và đồ 1 năm rưỡi

6 – 7 80 trượng và đồ 2 năm

8 – 9 90 trượng và đồ 2 năm rưỡi 10 – 14 100 trượng và đồ 3 năm

15 – 24 100 trượng và lưu đày suốt đời

Trên 25 100 trượng và lưu đày suốt đời cùng vợ con

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w