Thuế thân triều Nguyễn mang tính đẳng cấp

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 90 - 91)

III Không 1 quan 1 tiền 2 bát 5 tiền 30 30 đồng 1 bát

1 tiền 6 tiền 2 bát 5 tiền 30 đồng

3.1.3 Thuế thân triều Nguyễn mang tính đẳng cấp

Trong khi hầu hết tất cả các đối tượng trong xã hội, kể cả những người dân nghèo khó, những hạng cố cùng của xã hội đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thân đối với Nhà nước, thì lại có một bộ phận quan lại, những người có chức quyền, danh vọng đều được Nhà nước phong kiến ưu tiên miễn thuế thân.

Thời Gia Long Nhà nước quy định cụ thể về đối tượng miễn thuế: “Chức sắc thì quan viên từ con quan tam phẩm các Bộ, Viện, Ty trở lên, thủ

hợp tại gia, nhiờu thõn, nhiờu ấm, quan viên triều Lê cũ từ lục phẩm trở lên, tiến sỹ, đạo sỹ, hương cống triều Lê cũ cựng cỏc loại binh lính, cung giám, phu trạm đều liệt vào hạng ngoài tiêu sai, được miễn phú dịch”[33, tr717].

Điều này vẫn được tiếp tục duy trì dưới thời Minh Mệnh. Theo đó, “Chức sắc thì con các quan viên tử Bộ, Viện, Ty tòng tam phẩm trở lên và

hương cống, sinh đồ, cai hợp, thủ hợp ở nhà, nhiờu thõn, nhiờu ấm, tấn thân khoa mục đời Lê trước, giản binh ở đinh vệ đội cỏc quõn, giáo phường

nội giám, lính kho, lính trạm đều là hạng lính ngoài tiêu sai, chuẩn cho miễn thuế”[34, tr64].

Đến thời Thiệu Trị và Tự Đức thể lệ này vẫn tiếp tục được thi hành. Như vậy, dưới triều Nguyễn, việc quy định các hạng miễn thuế thân tập trung chủ yếu vào những người có địa vị và quyền lực trong xã hội. Trong khi đó, những người nông dân nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thì tất cả đều phải nộp thuế thân và chịu mọi thứ sưu dịch. Điều đó phản ánh sự phân biệt đẳng cấp khá gay gắt cũng như những bất công trong xã trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đồng thời cũng cho thấy tính chuyên chế trung ương tập quyền của nhà Nguyễn lên đến cao độ, dù ở trong bất kỳ thời điểm nào, Nhà nước phong kiến cũng luôn tìm cách duy trì quyền lợi của giai cấp thống trị. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các mâu thuẫn, xung đột trong xã hội phong kiến, đặc biệt dưới triều Nguyễn.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w