Chính sách thuế thân

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 27)

Cũng giống như các triều đại trước đó, nhà Lê sơ rất quan tâm đến việc kiểm duyệt dân đinh – dân số. Ngay từ đầu thời Lê sơ, Nhà nước đã ra sắc lệnh đôn đốc các hương, xã phải làm đầy đủ các sổ, thống kê số dân đinh của các hương, xó mỡnh. Bởi lẽ, Nhà nước có nắm được dân đinh thì mới thâu tóm được sức người, sức của thông qua việc thu tô thuế, lao dịch, binh dịch và nhiều nghĩa vụ khác. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhà Lê sơ thường xuyên điều tra, kiểm duyệt dân số ở các làng xã.

Việc kê khai này phải đảm bảo đúng sự thật, những trường hợp khai không đúng, hoặc ẩn lậu dân đinh thì bị phạt tội rất nặng. Điều này còn được quy định cụ thể trong “Quốc triều hình luật”. Cụ thể:

Điều 2, chương hộ hụn cú quy định: “Cỏc xã quan làm sổ hộ khẩu mà

khai bỏ sót số đinh, thì từ 1 người trở lên xử tội biếm; 6 người trở lên xử tội đồ; 15 người trở lên xử tôi lưu; 20 người trở lên thì bị xử tội lưu đi châu xa là cùng. Những dân đinh sót lậu từ 15 tuổi trở lên, thì bắt làm lính ở bản phủ, và truy thu tiền khoá dịch nộp vào kho; người chứa chấp phải chịu một nửa tiền khoá dịch. Trẻ con và đàn bà thì phải tội đánh trượng, hay tội biếm, miễn cho tiền khoá dịch. Nếu làm sổ khai thêm bớt tuổi, hay khai dối trá (như người ở nhà lại khai là đi phiêu bạt, người lành lại khai là người

tàn tật, người khoẻ mạnh lại khai là ốm yếu), thì xử nhẹ hơn tội khai sót lậu một bậc. Nếu huyện quan vô tình khụng xột thì phải tội bớờm hay bãi chức, cố ý dung túng thì phải đồng tội. Người tố giác đúng sự thực thì được thưởng tước tuỳ theo việc nặng hay nhẹ”[41, tr113-114].

Không chỉ vậy, Nhà nước cũng có những quy định hết sức nghiêm ngặt đối với những người bỏ trốn đi nơi khác. Điều 3, chương Hộ hụn cú quy định: “Kẻ nào đổi họ tên trốn sang hạt khác để tránh việc quan thì phải

tội đồ và truy thu tiền khoá dịch nộp vào kho. Nếu quan lộ, huyện và xã nơi trốn đó biờn vào sổ và cắt sai dịch rồi, thì cho được miễn nộp tiền khoá dịch tính từ ngày vào sổ. Các quan lộ, huyện và xã dung túng thì phải tội “che giấu” dân đinh. Nếu không tõu trỡnh mà tự tiện cho vào sổ thì xử nhẹ hơn tội “che giấu” dân đinh”[41, tr114]. Ngoài ra, các điều 284, 287, 292, 299,

300… cũng có những quy định cụ thể về việc này.

Việc kiểm tra nhân khẩu nghiêm ngặt như trên đã góp phần hạn chế được nạn dân lưu tán, tình trạng ẩn lậu dân đinh. Những quy định trong luật pháp đã phần nào có tác dụng răn đe đối với tầng lớp quan lại và các tầng lớp nhân dân trong xã hội bấy giờ. Nhờ đó, nguồn thuế thân của Nhà nước luôn được đảm bảo, góp phần xây dựng và củng cố nền tài chính quốc gia ngày càng vững chắc.

Thời kỳ này, biểu thuế thân trong cả nước đó cú sự điều chỉnh đáng kể. Mức thuế thân đã giảm đi nhiều so với thời kỳ trước, đời sống nhân dân không còn điêu đứng, khổ cực vì thuế. Tuy vậy, thuế thân vẫn đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu của ngân quỹ quốc gia.

Thời Lê Thái Tổ quy định: “Tất cả dân đinh từ 18 đến 60 tuổi, trừ

những người phế tật và tòng quân, đều phải nộp mỗi người 8 tiền mỗi năm”[13, tr137]. Mức thuế này đến thời Lờ Thỏnh Tụng vẫn tiếp tục được

duy trì. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Tõn Mão, năm thứ 2 [1471],

Có thể thấy rằng, mức thuế thân như trên là tương đối nhẹ. Bởi lẽ, dưới triều Trần, có thời điểm mức thuế thân mỗi đinh nam phải nộp là 3 quan tiền/năm; đến triều Hồ mức thuế đã giảm đi nhiều, mỗi đinh nam phải nộp từ 5 tiền/năm đến 3 quan tiền giấy/năm, tuy vậy so với nhà Lê sơ thì mức thuế đó vẫn còn cao. Thuế thân giảm, cuộc sống của nhân dân cũng được đảm bảo hơn trước. Tình trạng dõn phiờu tỏn vỡ thuế khoá nặng nề cũng giảm đi đáng kể. Người nông dân đã gắn bó với mảnh đất của họ và tích cực tham gia sản xuất.

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, sau một thời gian dài phát triển ổn định, nhất là sau khi vua Lê Hiến Tông mất, xã hội Đại Việt rơi dần vào cảnh khủng hoảng, chính quyền suy yếu, nhân dân vô cùng cực khổ…Để giải quyết những khó khăn trên, trong hoàn cảnh nguồn tài chính quốc gia đang ngày càng cạn kiệt, “Nhà nước Lê sơ đã tăng số thuế đinh lên

1 quan 2 tiền, nghĩa là tăng thêm 33 % tổng số thuế ban đầu”[13, tr137]. Lúc

này, một lần nữa, thuế thân lại trở thành gánh nặng đẩy người nông dân vào tình cảnh bị bóc lột nặng nề và đời sống trở nên bấp bênh trong xã hội phong kiến mà thời kỳ thịnh trị của nó cũng không thể vượt qua được. Đó chính là những hiện tượng thường xuyên của chế độ phong kiến gắn liền với bản chất của nó. Cũng chính vì thế mà ngay từ thế kỷ XV, từ đỉnh cao của thời kỳ thịnh trị, nhà Lê sơ nhanh chóng tuột dốc không phanh và đi vào con đường suy vong, để lại những hệ quả lớn lao cho lịch sử dân tộc thế kỷ này.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w