Thuế thân là một trong những nguồn thu chủ yếu của quốc gia

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 86 - 87)

III Không 1 quan 1 tiền 2 bát 5 tiền 30 30 đồng 1 bát

1 tiền 6 tiền 2 bát 5 tiền 30 đồng

3.1.1 Thuế thân là một trong những nguồn thu chủ yếu của quốc gia

Cũng giống như các triều đại phong kiến trước đó, dưới triều Nguyễn, thuế thân là một trong những nguồn thu chủ yếu của quốc gia. Mọi chi phí cho các hoạt động của Nhà nước và các sinh hoạt, lương bổng của hệ thống vua quan triều Nguyễn đều dựa vào nguồn thu này.

Chế độ lương bổng của quan lại triều Nguyễn là khá cao, các quan được hưởng lương theo phẩm hàm, không có ruộng lộc mà chủ yếu nhận tiền và gạo. “Thời Gia Long, quan nhất phẩm được cấp hàng năm 600 quan

tiền và 600 phương gạo, cửu phẩm được cấp 16 quan tiền và 16 phương gạo”[43, tr440-441]. Đến thời Minh Mệnh, mức bổng lộc cho quan lại còn

cao hơn, theo quy chế năm 1827: “Nhất phẩm được cấp 400 quan tiền và

300 phương gạo, áo quần 70 quan, tiền tuất 400 quan. Tòng nhất phẩm được cấp 300 quan tiền và 200 phương gạo, áo quần 60 quan, tiền tuất 300 quan…Tòng cửu phẩm được cấp 18 quan tiền và 16 phương gạo, áo quần 4 quan, tiền tuất 40 quan”[43, tr441].

Khoản chi cho lương bổng của các quan lại đều được trích ra từ ngân sách Nhà nước. Vì vậy, để đảm bảo chế độ lương bổng cho bộ phận quan lại này, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm duy trì và tăng cường ngân qũy quốc gia. Trong đó, thuế nói chung và thuế thân nói riêng luôn là nguồn thu chủ yếu.

Hơn nữa, trong thế kỷ XIX, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh thường xuyờn xảy ra: “Trong vòng 56 năm ở Bắc kỳ có tới 32 năm bị lũ lụt,

đê vỡ. Thời Gia Long có 6 năm lụt, vỡ đê. Trong 11 năm đầu triều Tự Đức (1848 - 1858) có tới 5 năm bị lũ lụt, vỡ đê (chiếm tỷ lệ gần 50%). Bình quân cứ 2 năm có 1 năm xảy ra vỡ đê gây lụt lội, phá hoại mùa màng dẫn đến nhân dân bị đói kém”[19, tr166].

Tình trạng thiên tai, lũ lụt, hạn hán kéo dài, Nhà nước từ trung ương đến các địa phương đều tỏ ra bất lực, không có biện pháp khắc phục, đã dẫn đến nạn đói và phiờu tỏn diễn ra thường xuyên, khá liên tục.

Nạn đói và phiờu tỏn là hiện tượng diễn ra khá phổ biến ở thời vua Gia Long: “Năm 1810, riêng ở 4 trấn đồng bằng Bắc bộ là Sơn Nam

thượng, hạ, Hải Dương, Kinh Bắc có 358 xã thôn bị phiờu tỏn vỡ lũ lụt, hạn hán, dân bị đói”[19, tr166]. Vào những năm 30, 40 của thế kỷ XIX, nạn đói

càng trầm trọng hơn, dõn phiờu tỏn ngày càng nhiều: “Dân hai trấn Sơn

Nam, Nam Định bị nạn đói hoành hành, có 353 xã thôn thuộc các huyện Thiên Thi, Phù Dung, Hoài An, Chương Đức, Quỳnh Cụi, Diờn Hà dõn xiờu tỏn, ruộng đất bỏ hoang”[34, tr123].

Để khắc phục những thiệt hại do thiên tai gõy ra, Nhà nước đã phải bỏ ra một số tiền rất lớn được trích từ ngân quỹ quốc gia để tu bổ đê điều, xõy dựng các công trình thủy lợi, phát chẩn cứu đói cho dân, kêu gọi dân nghèo trở về quê làm ăn sinh sống…Nguồn tài chính bị cạn kiệt nhanh chóng. Trong lúc này, bổ sung nguồn tài chính quốc gia là yêu cầu cấp bách. Một lần nữa gánh nặng tô thuế lại tiếp tục đè nặng lên đầu người nông dân.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w