III Không 1 quan 1 tiền 2 bát 5 tiền 30 30 đồng 1 bát
1 tiền 6 tiền 2 bát 5 tiền 30 đồng
3.1.2 Thuế thân đánh vào hầu hết tất cả các đối tượng trong xã hộ
Dưới triều Nguyễn, thuế thân đánh vào hầu hết tất cả các đối tượng trong xã hội, cả dân chính cư và dân ngụ cư, dân miền xuôi, dân miền núi và
cả những người ngoại tịch…Thuế thân càng sát với đời sống nhân dân thì càng trở nên nặng nề hơn.
Nếu trước triều Nguyễn, thuế thân chỉ đánh vào dân chính cư – những người được hưởng mọi quyền lợi của làng xã, cũn dõn ngụ cư – những người không có bất kỳ quyền lợi nào trong làng xã thì đều được miễn thì, đến triều Nguyễn, Nhà nước quy định, tất cả những người dân ngụ cư cũng đều phải thực hiệ nghĩa vụ như dân chính cư, trong đó có nghĩa vụ đóng thuế thân.
Người ngụ cư là những người từ nơi khác tới làm ăn sinh sống ở làng, gốc gác họ không phải ở trong làng, họ không được công nhận là thành viên chính thức, không có tên trong sổ hộ tịch của làng. Gọi ngụ cư là để phân biệt với dân chính cư (dân gốc của làng).
Dân ngụ cư là dân ngoại tịch, nhưng không phải tất cả dân ngoại tịch đều là dân ngụ cư, vì trong dân ngoại tịch còn bao gồm cả những người dân gốc của làng nhưng không có tài sản. Còn người ngụ cư, dù có tài sản cũng không được coi là dân nội tịch.
Xét về nguyên tắc, một khi người dân không có tên trong sổ hộ tịch của Nhà nước thì không phải chịu nghĩa vụ đối với làng cũng như nước, và họ cũng không được hưởng một quyền lợi gì. Nhưng thực tế lại cho thấy, Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã nắm dân qua từng đơn vị làng xã, mọi nghĩa vụ đóng góp cũng thu theo làng xã. Lợi dụng điều này, lóng xó tận dụng nhân lực người ngụ cư bắt chịu thuế, đi lao dịch cho Nhà nước tha người trong làng.
Xét về mặt đời sống kinh tế, nếu như đời sống của người nông dân trong làng xã dưới chế độ phong kiến đã cực khổ, bấp bênh và phải gánh vác nhiều tô thuế thì người ngụ cư, ngoài thân phận chung ấy còn phải gánh chịu
nhiều quy định ngặt nghèo của làng xã giành cho họ chỉ vì họ đã không sống ở nơi “chôn rau cắt rốn” của mình.
Qua “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chỳ thỡ ta chỉ biết được rằng từ thời Lê sơ về trước, Nhà nước chỉ có lệnh chiêu hồi dõn phiờu tỏn về quê cũ làm ăn và nghiêm cấm việc rời bỏ quê hương bản quán để đi làm ăn nơi khác, cho đến thời vua Lờ Thỏnh Tụng mới định rõ sự phân biệt giữa chính hộ nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về thuế thân giữa hai hạng ấy.
Đến thế kỷ XVIII, khi tình trạng dân lưu vong, phiờu tỏn trở nên phổ biến khiến cho “đinh suất nộp thuế rất ít thì Trịnh Giang năm Vĩnh Khánh
thứ 3 [1731] bổ thêm tiền thuế thân dung cho cỏc khỏch hộ” vì “chính hộ
thì khốn khổ không chi trì nổi; mà người ngụ cư thì sung túc, song vì trốn tránh mà được miễn trừ”[3, tr60]. Tuy nhiên, mức thuế thân cho hai hạng
này vẫn chưa được quy định cụ thể.
Đến triều Nguyễn, đặc biệt là dưới thời vua Gia Long, thuế thân đối với chính hộ và khách hộ có sự chênh lệch nhưng không nhiều, theo đó, dân chính cư phải nộp thuế thân nặng hơn dân ngụ cư. Điều này được minh chứng qua bảng thuế thân được áp dụng từ Quảng Bình đến Phỳ Yờn như sau[23, tr388]:
Lệ thuế thân Chính hộ Khách hộ
Tráng hạng 1 quan 6 tiền 1 quan 4 tiền
Quân hạng 1 quan 4 tiền 1 quan 2 tiền
Dân hạng 1 quan 2 tiền 1 quan
Hạng dân đinh, lão tật 8 tiền 7 tiền
Do loạn lạc, không nhà cửa, sưu cao thuế nặng hoặc bị mất đất phá sản, không sống được ở quê hưởng bản quán, người nông dân phải ra đi, thế nhưng ở nơi cư trú mới họ vẫn phải gánh chịu thuế thân và nhiều thứ tạp
dịch khác, một lần nữa lại tái diễn cảnh nghèo đói, khiến cho Nhà nước buộc phải đánh thuế họ nhẹ tay hơn một chút.
Không chỉ nhân dân người Việt ở miền xuôi phải đóng thuế thân mà ngay cả các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc như: người Nùng, người Mán, người Tày… cũng phải có nghĩa vụ nộp thuế thân cho Nhà nước.
Nhà nước còn quy định đánh thuế đối với tất cả cỏc dõn ngoại tịch: người Minh Thanh, người Đường…
Như vậy, có thể khẳng định rằng, dưới chế độ phong kiến nói chung và dưới triều Nguyễn nói riêng, dù ở đâu, người dân cũng đều phải chịu nghĩa vụ đối với Nhà nước. Chính quyền phong kiến không chịu để cho một người dân nào trốn tránh nghĩa vụ, cho dù là người ngụ cư cũng vẫn phải nộp thuế.