Tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 25 - 27)

Đến thời Lê sơ, nền nông nghiệp trồng lúa nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam. Tiếp nối truyền thống, kinh nghiệm của các triều đại trước, sang thời Lê sơ, công việc đắp đê ngăn nước biển tiếp tục được thực hiện. Năm 1467, nước biển dâng cao làm vỡ các đê ngăn ở phủ Nam Sỏch, Giỏp Sơn, Thái Bình, Kiến Xương. Nhà nước đã cử quan lại đi khám xét và yêu cầu bồi đắp lại. Đặc biệt dưới thời Lê sơ, công việc đắp đê còn được quy định khá rõ ràng trong luật pháp. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước đến công tác trị thuỷ và thuỷ lợi nên kinh tế nông nghiệp thời kỳ này khỏ phỏt triển. Đõy chớnh là cơ sở thuận lợi tạo tiềm lực và sức mạnh cho quốc gia độc lập.

Ngoài ra, Nhà nước còn có nhiều chính sách khuyến nông khác: Nhà nước quy định mọi công trình xây dựng cần điều động dân phu đều phải tiến hành ngoài thời vụ cày cấy, gặt mùa “hễ công việc gì có hại cho dõn thỡ

không được khinh động sức dõn”; Pháp luật nhà Lờ cũn bảo vệ chặt chẽ sức

kéo trong nông nghiệp. Tội ăn trộm trâu bò bị Nhà nước trừng phạt nặng… Chính sách trọng nông của nhà nước Lê sơ bước đầu đã thu được kết quả rất đáng khích lệ. Nhân dân ta đã từng ca ngợi về triều đại thịnh trị này:

“Đời vua Thái Tổ, Thỏi Tụng

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”.

Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế nông nghiệp thời kỳ này cũng gặp phải không ít những khó khăn. Sau mỗi cuộc kháng chiến, nền kinh tế nông nghiệp bị suy sụp và tàn phá nghiêm trọng. Đặc biệt thời Lê sơ, Nhà nước phải đối mặt với những vấn đề trong kinh tế nông nghiệp. Chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện rất nhiều chính sách cai trị khiến đời sống người nông dân lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Không chỉ chiếm ruộng của nông dân, bọn chúng còn đặt ra nhiều thứ thuế vô lý, trong đó thuế thân đánh vào người dân rất nặng nề. Đời sống của nhân dân đang trên bờ vực thẳm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng loạt các phong trào đấu tranh của nụng dân.

Yêu cầu bức thiết đặt ra cho nhà nước Lê Sơ là phải làm thế nào để phục hồi ruộng đất cho nhân dân, giảm tô thuế, khôi phục sản xuất nông nghiệp và góp phần ổn định xã hội.

Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp và nội thương thời Lê Sơ cũng có những bước chuyển biến mới. Nhiều làng thủ công truyền thống ra đời như: Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu…Thăng Long lúc bấy giờ trở thành nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công trong cả nước. Hoạt động thương mại thời kỳ này cũng diễn ra khá sôi nổi. Hệ thống các chợ mọc lên khắp nơi. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoỏ đó thâm nhập cả vào nông thôn. Ruộng đất cũng trở thành đối tượng đem ra buôn bán. Điều này đã tác động trực tiếp đến đời sống của người nông dân.

Những sự kiện lớn về kinh tế, chính trị của thế kỷ XV đã ít nhiều làm thay đổi cấu tạo giai cấp trong xã hội. Hai giai cấp chính là địa chủ phong kiến và nông dân ngày càng xác lập. Giai cấp địa chủ phong kiến được chia thành hai tầng lớp chính: quý tộc, quan chức trung cao cấp và địa chủ thường. Các quan lại trung, cao cấp do được ban nhiều ruộng lộc mà trở

thành địa chủ, song không tách biệt với địa chủ thường hoặc nông dân và phần lớn xuất thân khoa cử. Trong khi đó tầng lớp địa chủ thường tập trung rải rác ở các làng xã, dần dần trở thành những người chủ về mọi mặt. Trong khi đó, nông dân là giai cấp chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu ở các làng xã, bao gồm các tá điền và một ít nông nô. Phần lớn nông dân được chia ruộng công để cày cấy sinh sống và làm nghĩa vụ cho Nhà nước. Mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ với nông dân tá điền là không nhiều.

Sự thái bình, thịnh trị trong thời kỳ này chính là cơ sở nền tảng để Nhà nước Lê sơ đề ra các chính sách tô thuế hợp lý, đặc biệt là chính sách thuế thân.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w