Về kinh tế

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 96 - 99)

III Không 1 quan 1 tiền 2 bát 5 tiền 30 30 đồng 1 bát

1 tiền 6 tiền 2 bát 5 tiền 30 đồng

3.2.1 Về kinh tế

Việt Nam trong suốt thế kỷ XIX, dưới sự cai trị của vương triều Nguyễn, về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với trình độ canh tác hết sức lạc hậu, năng suất thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Người nông dân canh tác trên đồng ruộng của mình và nộp tô cho Nhà nước. Do năng suất cây trồng còn thấp nên việc nộp tô cho Nhà nước đã khiến cho đời sống của người nông vốn đã nghèo khổ nay càng thêm khó

khăn, túng quẫn. Nhưng, không chỉ có thuế ruộng đất, người nông dân còn phải nộp một loại thuế nữa đú chớnh là thuế thân với mức thuế còn cao hơn nhiều so với thuế ruộng đất. Điều này đã đẩy họ vào con đường không lối thoát, đời sống khổ cực trăm bề.

Nhân dân đói khổ vì tô thuế, họ phải phiờu tỏn khắp nơi, sản xuất nông nghiệp vì thế cũng bị đình đốn. Lợi dụng điều này, các địa chủ đã chiếm đoạt ruộng đất công của nông dân và biến thành ruộng tư của mình. Tình trạng bao chiếm ruộng đất vì thế ngày càng trở nên phổ biến. Ví như, ở Bình Định, năm 1838, theo báo cáo của Thượng thư bộ Hộ Hà Duy Phiên: “Ở đây ruộng công là 6-7000 mẫu, ruộng tư là hơn 70 000 mẫu, mà nhà

hào phú kiếm tính đến 1-200 mẫu, người nghèo không 1 thước, 1 tấc đến nỗi phải làm đầy tớ cho người”[43, tr447]. Không chỉ vậy, “Thừa Thiên, Quảng Trị ruộng công nhiều hơn ruộng tư; Quảng Bình ruộng công tư bằng nhau, các trấn khác ruộng công cũn ớt, ruộng tư nhiều…”[19, tr165]. Sự

kiếm tính và tập trung ruộng đất nêu trên đã làm phá sản nền kinh tế tiểu nông, người nông dân bị gạt bỏ khỏi ruộng đất. Họ không thể nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, nạn trốn thuế vì thế cũng thường xuyên xảy ra. Điều đó đã gây khó khăn cho Nhà nước phong kiến trong việc quản lý làng xã và ổn định đời sống nhân dân.

Cùng với nông nghiệp, chính sách thuế thân còn tác động trực tiếp tới các hoạt động thủ công nghiệp. Cũng giống như các triều đại trước, dưới triều Nguyễn, sản xuất thủ công nghiệp luôn giữ một vị trí rất quan trọng. Nó sản xuất ra những sản phẩm phục vụ đời sống của bộ máy vua quan, triều đình và toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, Nhà nước không những vẫn chưa có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất thủ công nghiệp phát triển, mà còn kìm hãm sự phát triển của các ngành thủ công bằng việc giữ độc quyền thu mua các sản phẩm như sa, lượt, lụa là…Trong khi đó, “người thợ thủ công vừa phải đóng thuế thân, vừa phải nộp thuế sản vật”[43, tr452].

Chính sách thuế thân đã gây nên bất bình trong đông đảo tầng lớp thợ thủ công, nhiều thợ thủ công đã bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.

Sự đình đốn, sa sút và yếu kém trong sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp đã kéo theo sự yếu kém của cả một nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ. Để phục hồi sản xuất, Nhà nước phải có những chính sách miễn, trừ thuế thân cho nhân dân, tạo điều kiện cho họ tiếp tục sản xuất.

Một vấn đề nghiêm trọng xuất phát từ chính sách thuế thân nặng nề của nhà Nguyễn đó là nạn cho vay nặng lãi. Trong khi đời sống nhân dân ta lận đận, khổ cực trăm bề vì thuế khóa, nhiều gia đình rơi vào cảnh túng quẫn và phá sản trên quy mô lớn. Lợi dụng điều đó, những quan lại, địa chủ và các gia đình giàu có đã tiến hành cho vay lãi nặng. Đây là một tệ nạn khá phổ biến lúc bấy giờ. Họ cho nhân dân vay nợ với mức lãi rất cao. Có tài liệu cho rằng, mức lãi xuất được Nhà nước phong kiến quy định là vay 1 trả 1 (lãi suất 100%) dưới thời vua Gia Long. Trong những trường hợp vay ngắn hạn mức lói cũn có thể cao hơn nữa: “Việc vay nợ trong 1 tuần lễ

thường không hiếm những văn khế vay 5 tiền phải trả 10 tiền trong vòng 1 tháng. Hoặc có hình thức vay trả dần có thể vay 100 tiền rồi trả dần mỗi ngày 1 tiền 1/4 trong 3 tháng”[25, tr401].

Nạn cho vay nặng lãi không chỉ nặng nề ở mức lãi mà còn kéo theo những hậu quả tệ hại hơn cho tầng lớp dân nghèo về nhiều phương diện. “Sự cao giá của đồng tiền nói trên là một nguyên nhân tàn nhẫn cho sự

cùng khổ sâu sắc của người cùng đinh”[25, tr401].

Như vậy, có thể khẳng định rằng, một chính sách phát triển đất nước không hợp lý của Nhà nước sẽ đẻ ra những đứa con “dị tật và quái thai” – một xã hội khủng hoảng toàn diện và mâu thuẫn sâu sắc.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, bên cạnh những mặt hạn chế, thuế thân còn là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước phong kiến, nhờ có nguồn

thu từ thuế thân mà đã bổ sung một khoản lớn cho ngân sách Nhà nước, góp phần củng cố nền tài chính quốc gia đang ngày càng cạn kiệt.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w