Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 48)

TÌNH HÌNH THUẾ THÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802 ĐẾN

2.1.3 Tình hình kinh tế

Tình hình chính trị bất ổn như trên, cùng một nền kinh tế suy giảm, phân tán do hậu quả nặng nề của một quốc gia vừa trải qua hàng chục năm chiến tranh, đặt ra rất nhiều thử thách cho triều Nguyễn.

Trong nền kinh tế còn lạc hậu và kém phát triển về nhiều mặt đó, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, bởi thế nông nghiệp cũng là ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nông dân phải phiờu tỏn khắp nơi, diện tích đất hoang hóa rất lớn, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Chính sách phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn trong thời gian đầu mới thành lập chưa

thể giải quyết được những mâu thuẫn đang đặt ra cho nông nghiệp và nông thôn lúc Việt Nam lúc bấy giờ.

Nạn chiếm dụng đất công của địa chủ ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài trở nên rất phổ biến. Điều đó được phản ánh khỏ rừ trong tờ trình của các quan lại Bắc Thành vào năm 1803: Ruộng đất vào cuối thời Lê (cuối thế kỷ XVIII) bọn cường hào kiếm tính mỗi ngày một quá, sổ sách mất mát, ghi chép lại không được thực, dõn xiờu tỏn nhiều. Mặc dù triều Nguyễn đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn không thoát khỏi lối mòn của các triều đại phong kiến trước trong chính sách bảo vệ công điền khi ruộng đất công chỉ còn lại 20% tổng số diện tích đất cả nước, lại phân bố không đều. Vào năm 1852, theo lời Thượng thư bộ Hộ Hà Duy Phiên: “Thừa Thiên, Quảng Trị thì

ruộng công nhiều hơn ruộng tư. Quảng Bình thì công tư bằng nhau cũn cỏc hạt khỏc thỡ ruộng tư nhiều mà ruộng công thỡ ớt, tỉnh Bình Định càng ít hơn”[42, tr31].

Sự phân bố không đều tỷ lệ ruộng đất cụng cũn thể hiện trong phạm vi từng miền, từng tỉnh, từng phủ, huyện, thậm chí từng tổng, xã với nhau. Ở Hà Đông tỷ lệ công điền chiếm 14,59% so với tổng diện tích ruộng đất các hạt nhưng phân bố chênh lệch giữa các huyện: Huyện Đan Phượng: 37,98%, huyện Hoài An 4,8%, huyện Từ Liêm 11,14%...[42, tr31]. Trong khi đó, ở Nam bộ, hầu như không có ruộng công vì ruộng tư chiếm đến 92% tổng số ruộng đất của toàn vùng: “Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước (đại đa số do

xã thôn quản lý) chiếm khoảng 8% toàn diện tích đo đạc”[33, tr11]. Nhà nước quản lý được quỏ ớt ruộng công nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính quốc gia, nền tài chính quốc gia ngày càng suy giảm, tạo nên thách thức lớn cho triều Nguyễn.

Trên bước đường xây dựng Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với thế chân vạc là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội, các triều đại phong kiến nói chung và nhà Nguyễn nói riêng cần phải ổn định tình

hình kinh tế, xã hội bằng những biện pháp, những chính sách, bước đi phù hợp. Một trong những chính sách đó là thuế thân – một thứ thuế đánh vào các dân đinh thời phong kiến. Việc đề ra một chính sách thuế thân thích hợp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ không phải là điều dễ dàng. Giải quyết tốt vấn đề này chính là chìa khóa để xây dựng một đất nước có nền kinh tế, tài chính vững mạnh và một xã hội ổn định.

Nền kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn không vượt ra khỏi phương thức sản xuất cổ truyền, góp phần tạo nên sự ổn định cho xã hội. Trong lúc đó, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh xảy ra liên miên đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống nhân dân.

Trong khi đó, sản xuất thủ công nghiệp cũng bị đình đốn do chiến tranh, loạn lạc kéo dài, phải đến khi triều Nguyễn được thiết lập thì mới có sự phục hồi, nhưng tốc độ phát triển còn chậm. Đáng chú ý là những người “khéo tay” của các làng nghề thủ công, tuy được triều Nguyễn trưng dụng, nhưng do chính sách không hợp lý nên họ không mặn mà với các công việc được nhà vua giao làm. Trong khi bộ phận thủ công nghiệp Nhà nước giữ vị trí rất quan trọng thì Nhà nước lại chưa quan tâm nhiều đến đời sống của thợ thủ công. Chính sách đánh thuế vào thợ thủ công còn chưa hợp lý, bởi ngoài thuế nghề nghiệp, có nhiều năm họ còn phải nộp cả thuế thõn…Điều này đã gây ra tâm lý hoang mang, dao động trong tầng lớp thợ thủ công lúc bấy giờ. Một chính sách thuế phù hợp là rất cần thiết với họ.

Cùng với nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương mại Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đã bước vào con đường suy tàn. Đầu thế kỷ XIX, đất nước thống nhất, yên bình là điều kiện rất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Tuy vậy, chính sách ức thương của Nhà nước trong giai đoạn này đã hạn chế sự phát triển của thương nghiệp. Chính sách thuế khóa với thể lệ kiểm soát nghiêm ngặt và rất phức tạp. Yêu cầu đặt ra là phải xóa bỏ dần

những phức tạp trong chính sách tài khóa của Nhà nước, nhằm động viên các thương nhân cũng như thúc đẩy thương nghiệp ngày càng phát triển.

Không những thế, thương nhân Việt Nam lúc này chủ yếu là mua hàng hóa nước ngoài để bán lại kiếm lời. Sự tổ chức thương mại của họ rất sơ sài, thường là trong phạm vi gia đình, chứ không có nhiều hội buôn lớn như các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều người nhờ cho vay lói đó trở nên phát tài, nhưng họ dùng tiền để mua ruộng đất chứ không đầu tư kinh doanh, khuyếch chương thương mại hay công nghệ. Do vậy, nền thương nghiệp của nước ta dưới triều Nguyễn không phát triển được. Nguyên nhân, Trần Trọng Kim cho rằng: “Người thiên hạ đi buôn nước này,

bán nước nọ, xuất cảng, nhập cảng, kinh doanh những công cuộc to lớn kể hàng ức hàng triệu. Người mình cả đời không đi đến đâu, chỉ quanh quẩn ở trong nước, buôn bán hàng hóa lặt vặt, thành ra bao nhiêu mối lợi về tay người ngoài mất”[11, tr44].

Sự phát triển hạn chế của công thương nghiệp nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX không tạo nên được những điều kiện cần thiết cho sự chuyển biến xã hội.

Cùng với sự sa sút của kinh tế thương nghiệp, các đô thị ngày càng suy thoái. Ở Thăng Long đến cả khu vực 36 phố phường sầm uất cũng nhanh chóng bị nông thôn hóa. Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An sa sút không còn khả năng phục hồi.

Bức tranh kinh tế Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX, tuy có đạt được những thành tựu ban đầu, nhưng nhìn chung xu hướng xấu đi. Bên cạnh những năm được mùa, giá gạo giảm, còn nhiều năm mất mùa, giá gạo đắt đỏ. Nạn đói đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân Việt Nam trong suốt thời Nguyễn. Hàng nghìn, hàng vạn người dân bỏ làng đi kiếm ăn là cảnh tượng thường thấy trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhất là ở vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Đời sống của người dân vô cùng khó khăn. Triều đình cũng có nhiều cố gắng về khuyến khích phát triển

nông nghiệp, chính sách thuế áp dụng trong nhân dân cũng có phần giảm nhẹ hơn trước. Tuy vậy, tình hình kinh tế nhìn chung vẫn rất ảm đạm.

Sự khủng hoảng về kinh tế dẫn tới những bất ổn trong đời sống chính trị và xã hội. Vấn đề đặt ra cho nhà Nguyễn là phải có biện pháp kịp thời nhằm phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w