Lập sổ hộ tịch, kiểm duyệt dân số

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 55 - 59)

TÌNH HÌNH THUẾ THÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802 ĐẾN

2.2.1 Lập sổ hộ tịch, kiểm duyệt dân số

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý dân đinh, khi vừa lên ngôi Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch: “Việc sửa nước, trị dân trước

trước hết phải đinh rõ hộ chính”[33, tr693]. Vì vậy, Nhà nước thưsờng xuyên

tiến hành kiểm kê, điều tra dân số ở các làng qua từng thời kỳ.

Tháng 3/1807, Nhà vua xuống chiếu cho 5 nội trấn Bắc Thành và phủ Hoài Đức làm sổ hộ tịch và lấy đó làm quy định thống nhất về cách thức làm sổ đinh ở các trấn thuộc Bắc Thành nói chung: “Sổ hộ khẩu lấy sổ sách làm

căn cứ. Cho nên việc sửa nước trị dân trước hết phải định rõ hộ chớnh. Tiờn triều đặt chế độ, dựng pháp luật, đã có quy tắc sẵn, kẻ tới tuổi thì vào sổ, kẻ già yếu thì phải ra để phân biệt chỗ đông, chỗ thưa”[33, tr693-694].

Về cách thức thực hiện trong sổ hộ tịch, Nhà Nguyễn cũng đề ra những quy định về nội dung ghi trong đó: “Trước hết kê khai phủ huyện

tổng xã họ và tên xã trưởng, thôn trưởng, xin kê khai số người theo từng hạng ở bản xã là bao nhiêu viên; các hạng dân nộp thuế thóc là bao nhiêu người; tráng hạng là bao nhiêu người (đều kê khai họ tên xã trưởng, thôn trưởng, hạng dân, ở dưới tên cước chú tuổi, quê chính ở phủ huyện tổng xã nào đó, hạng dân đinh bao nhiêu người; đều kê khai họ, tên tuổi)…”[23,

tr80]. Đến cuối sổ, xã trưởng, thôn trưởng phải cam đoan là đúng sự thực, nếu ẩn lậu từ 1 người trở lên thì phải chịu tội nặng.

Năm 1819, Gia Long xuống chiếu cho các xã thôn ở các phủ Thanh Hóa, Nghệ An và đạo Thanh Bình chấn chỉnh và lập lại sổ đinh. Việc kiểm kê này được các triều vua tiếp theo thực hiện có hiệu quả. Theo đó, sau này những nơi nào đã lập được sổ đinh thì cứ theo lệ cũ mà làm. Ngược lại, sổ này ở những nơi nào còn dở dang và chưa đầy đủ, rõ ràng thì phải sửa lại cho đúng.

Cùng với đó, nhà Nguyễn có quy định việc xét sổ theo kỳ hạn khá chặt chẽ. Cụ thể:

Năm 1823, Minh Mệnh xuống chỉ: “Hàng năm số đinh điền tâu lên,

hạn đến tháng 5 năm sau phải đệ đến kinh, giao về bộ xét thật đỳng, tõu xin cho đóng ấn, nếu địa phương nào quá hạn thì giao bộ nghị xử”[23, tr89-90].

Nói chung, chính sách về quản lý nhân khẩu thông qua việc lập sổ hộ tịch của vương triều Nguyễn đó giỳp nhà Nguyễn nắm được tổng số dân trong nước tương đối cụ thể. Trên cơ sở đó, chính quyền phong kiến hoàn toàn có thể chủ động trong việc thu thuế, tuyển lính, điều động dân đinh, thực hiện các nghĩa vụ binh dịch, lao dịch và các nghĩa vụ tô thuế cho Nhà nước. Nhờ đó, việc đánh thuế thân của nhà Nguyễn sau này cũng được dễ dàng hơn, tránh được tình trạng ẩn lậu dân đinh để trốn thuế.

Bên cạnh việc lập sổ hộ tịch thì công việc duyệt tuyển dân số được Nhà nước tiến hành thường xuyên ở hầu khắp các địa phương trong cả nước.

Năm 1803, Gia Long đã rất chú trọng công tác duyệt tuyển “Phép

duyệt tuyển là để thải người già, điền người tráng, phân biệt nơi đông đúc, nơi thưa thớt”[33, tr543]. Sau này Minh Mệnh tiếp tục khẳng định rằng:

“duyệt tuyển là để biết rõ dân số nhiều ít, chẳng phải lấy tăng lên kém đi

làm tốt xấu”[34, tr335].

Về thời gian duyệt tuyển, nhà Nguyễn quy định cụ thể như sau:

Ngay sau khi lên ngôi, năm 1820 Minh Mệnh quy định 5 năm một lần duyệt tuyển.

Vua dụ rằng: “Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xuống chỉ ân xá và gia

ơn, chưa từng tiếc phớ. Cũn về dân số nhiều hay ít từ trước nay chưa có số lượng. Duyệt tuyển là phương pháp hay của bản triều, nhưng chưa có thi hành ở Bắc Hà, nay muốn một phen bắt đầu sáng lập, để truyền lại đời sau, các khanh hãy thỏa nghĩ rồi tõu lờn cho trẫm nghe”[27, tr52].

Các quan tâu: “Có thân thời phải có thuế, có hộ khẩu thì phải có sổ

sách, để phân biệt số lượng nhiều ít, và phân biệt người già, người trẻ, để quân san thuế lệ và sai dịch, khiến không có tệ quá nhẹ hoặc quá nặng, phép duyệt tuyển của quốc gia ta, 5 năm một khóa đó thành phép thường”[27, tr52].

Vua khen lời bàn là phải và cho thi hành.

Đến năm Minh Mệnh thứ 7 [1826], Nhà nước quy định 6 năm duyệt tuyển một lần. Theo đó: “Phương pháp duyệt tuyển 6 năm một lượt cốt là để

biết rõ đích xác dân cư chỗ nào đông đúc trù mật, chỗ nào thưa thớt, ít ỏi để quõn phõn đồng đều thuế khóa và sưu dịch”[28, tr434].

Năm 1848, Tự Đức tiếp tục định lại lệ duyệt tuyển: “Lệ duyệt tuyển xin 5 năm một lần, các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị duyệt tuyển vào năm Giáp, Kỷ; từ Bình Định đến Hà Tiên vào năm Mậu, Quý; Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình vào năm Ất, Canh; từ Hà Nội đến Cao Bằng vào năm Đinh, Nhâm”[39, tr80-81].

Về nội dung duyệt tuyển:

Gia Long năm thứ 7 [1808] quy định: “Người dân nào đến tuổi và

dân mới trở về quê quán mà tuổi 18, 19 thì ghi làm tráng hạng, hạng quân, hạng dân mới tục. Người có nhà ở hay ở ngụ thì ghi làm hạng gia cư hay ngụ cư. Tuổi 55 trở lên đến 60 thì xã trưởng phải dẫn đến trường để ứng tuyển, quan khâm mạng xét tuổi và diện mạo để làm rừ lóo hạng hay lóo nhiờu. Phàm người mang tật thì cho làm hạng nhiêu tật, hạng tàn tật. Tuổi 30 trở lên đến 55, mà thân hình lựn bộ, không đầy 3 thước trở xuống thì cho làm hạng tiểu nhiêu”[33, tr734].

Về cách thức duyệt tuyển, Nhà nước quy định: trước hết là do cỏc viờn phủ huyện sức dân làm sổ, rồi do quan tỉnh xét duyệt châm trước bàn định, sau đó quan đốc, phủ bố, án ở các tỉnh ấy phải xem xét số dân đinh tăng hay giảm. Việc xong thì lập tức đem sổ tuyển lính và làm danh sách “thông quy”, đệ về bộ, bộ thần theo lệ để xét lại[6, tr81].

Kết quả của duyệt tuyển đóng thành sổ, điều này được Minh Mệnh quy định năm 1823: Việc làm sổ duyệt tuyển phải chiếu rõ số dân, trừ ra các hạng chức sắc bộ ty cùng hạng tráng rồi còn người nào từ 55 tuổi trở lên, hoặc có người ốm nằm, hoặc có người trốn đi, người chết bao nhiêu hoặc người mới đến tuổi và dân mới về từ 18 tuổi trở lên và bao nhiêu người có nhà ở, bao nhiêu người ngụ cư theo từng khoản, làm thành từng sổ sách bìa vàng Giáp - Ất – Bính 3 bản, biờn rừ họ, tên, tuổi và dấu vết bệnh tật.

Cùng năm này, triều đình cử các quan văn, quan võ từ hàm tam phẩm trở lên trực tiếp đi duyệt tuyển với sự phối hợp của các quan đứng đầu trấn tỉnh và phủ, huyện, tổng, xã.

Người chịu trách nhiệm đứng khai sổ duyệt tuyển là Xã trưởng, Lý trưởng hay Chánh tổng xét thực cam đoan và làm bằng. Vì vậy, trách nhiệm của bộ phận tổ chức và quản lý việc duyệt tuyển ở địa phương mình là rất lớn.

Trên cơ sở tăng cường công tác điều tra, thống kê, Nhà nước Nguyễn đầu thế kỷ XIX đã phần nào nắm được tình hình số dân đinh trong cả nước. Theo Đại Nam thực lục, chúng ta có con số thống kê như sau[38, tr1003- 1004]:

Đơn vị (đinh)

Năm Cả nước Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

1802 722 5901819 613 912 179 200 334 300 97 100 1819 613 912 179 200 334 300 97 100 1820 620 249 1827 719 510 248 302 352 421 118 790 1840 970 516 1841 925 184 1846 986 231 1847 1 024 388 383 245 475 545 165 618

Có thể nói rằng, với việc kiểm duyệt dân số, dân đinh chặt chẽ như vậy, nhà Nguyễn đã tỏ rõ năng lực và trách nhiệm của mình trong việc quản lý làng xã nói riêng và quản lý đất nước nói chung. Đây là công việc quan

trọng không thể thiếu phục vụ cho việc đánh thuế thân của Nhà nước sau này. Có làm tốt việc kiểm tra, duyệt tuyển dân đinh mới có thể làm tốt công tác đánh và thu thuế, tránh được tình trạng ẩn lậu dân đinh, trốn thuế…

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w