Ngạch thuế thân

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 68 - 72)

2. Đối với đinh loại không có gia sản Số đinh lậu (người) Mức phạt Xã trưởng

2.3.3 Ngạch thuế thân

Thuế thân thời Gia Long có sự khác nhau giữa các khu vực và các hạng dân đinh. Nhà nước quy định cụ thể như sau:

Năm 1803, Gia Long quy định: “Thuế thân thỡ cỏc xó, thụn, phường

từ Quảng Bình đến Gia Định, tráng hạng, chính hộ tiền thân dung 1 quan 6 tiền, khách hộ 1 quan 4 tiền; quân hạng, chính hộ 1 quan 4 tiền, khách hộ 1 quan 2 tiền; dân hạng, chính hộ 1 quan 2 tiền, khách hộ 1 quan, tiền dầu đèn và chuỗi mây đều 1 tiền, hạng dân đinh và hạng lão tật, chính hộ 8 tiền, khách hộ 7 tiền, tiền dầu đèn và tiền chuỗi mây đều 30 đồng; ba hạng cố, cùng, đào đều được miễn”[33, tr549].

Trong khi đó, khu vực từ Nghệ An trở ra Bắc tạm thu theo lệ năm Tân Dậu [1801], phải đến cuối thời Gia Long ngạch thuế thân của các tỉnh miền Bắc mới được quy định một cách rõ ràng. Lúc này, Nhà nước quy định: “Số

đinh các hạt bên trong, bên ngoài Nghệ An, Thanh Hóa, cả năm mỗi suất tiền thuế thân 1 quan 2 tiền, tiền sưu 1 tiền, gạo cước 2 bát; Ở Bắc Thành các hạng số đinh 5 trấn Đàng Trong và phủ Phụng Thiên, mỗi suất tiền thuế thân 1 quan 2 tiền, tiền sưu 1 tiền, tiền tạp dịch 6 tiền, gạo cước 2 bát; Số

đinh 6 trấn Đàng Ngoài, mỗi suất tiền thuế thân 6 tiền, tiền sưu 1 tiền, tiền tạp dịch 3 tiền, gạo cước 1 bát”[23, tr61].

Mức thuế thân dưới thân dưới thời vua Gia Long quy định năm 1803 được cụ thể hóa qua bảng số liệu sau:

Khu vực

Các hạng đinh Tiền thuế Tiền dầu đèn, chuỗi mây Tiền sưu Tiền tạp dịch Gạo cước I Tráng hạng

Chính hộ 1 quan 6 tiền 1 tiền Khách

hộ

1 quan 4 tiền 1 tiền Quân

hạng

Chính hộ 1 quan 4 tiền 1 tiền Khách

hộ

1 quan 2 tiền 1 tiền Dân

hạng

Chính hộ 1 quan 2 tiền 1 tiền Khách hộ 1 quan 1 tiền Dân đinh và Chính hộ 8 tiền 30 đồng Khách hộ 7 tiền 30 đồng

Cố, cùng, đào Miễn Miễn Miễn Miễn Miễn

II Không phân biệt 1 quan 2 tiền 1 tiền 6 tiền 2 bát

III Không phân biệt 6 tiền 1 tiền 3 tiền 1 bát

Như vậy, trong giai đoạn đầu dưới thời vua Gia Long, mức thuế thân chênh lệch giữa các địa phương là không nhiều. Trong đó, khu vực I (Quảng Bình vào Nam) và khu vực II (5 nội trấn Bắc Thành và phủ Phụng Thiên) cao hơn hẳn.

Đến năm Giáp Tý, Gia Long thứ 3 [1804], tức là chỉ sau đó 1 năm, mức thuế thân của Nhà nước đó cú sự điều chỉnh ít nhiều. Trong đó, khu

vực I giữ nguyên theo lệ cũ; khu vực II, tiền thuế thân giảm đi 1 tiền, còn 1 quan 1 tiền; khu vực III, tiền thuế thân giảm đi 30 đồng, còn 5 tiền 30 đồng. Nhà nước quy định cụ thể như sau: “Giảm tô thuế năm nay cho từ Nghệ An

ra Bắc (…tiền dung mỗi người giảm 1 tiền, duy sáu ngoại trấn ở Bắc Thành thì giảm 30 đồng). Các thứ tiền khác vẫn giữ nguyên như cũ”[33, tr587].

Đến năm 1808, sau khi làm song sổ hộ ở Bắc Thành, ghi được 193 389 dân thực nạp. Gia Long cho chia các hạng đinh, tráng ở đây, những người từ 20 tuổi trở lên là tráng, 18 tuổi là đinh. Đồng thời, mức thuế thân ở khu vực II và khu vực III cũng được Nhà nước quy định lại một cách cụ thể hơn:

Ở khu vực II, “Năm thứ 7 [1808], theo nghị chuẩn cho: các hạng số

đinh ở 5 trấn Bắc Thành và phủ Hoài Đức, hàng năm nộp thuế lệ tiền thuế thân, tiền sưu, tiền tạp dịch và gạo cước, bắt đầu từ vụ hạ năm Mậu Thìn, theo lệ chiểu thu thuế Nhà nước, từ nay trở đi định làm phép thường”[23, tr62].

Trên cơ sở đó, ngạch thuế quy định cụ thể cho từng hạng đinh như sau: “Tráng hạng mỗi suất hàng năm tiền thuế thân 1 quan 1 tiền; tạp dịch

6 tiền, gạo cước 2 bỏt; dõn nộp thuế sản vật cũng thế.

Hạng dân đinh mỗi suất hàng năm tiền thuế thân 5 tiền 30 đồng, tiền sưu 30 đồng, tiền tạp dịch 3 tiền, gạo cước 1 bát, hạng dân đinh như thế, người nào năm nào đến 20 tuổi thì phải biờn rừ vào tráng hạng, chiểu thu tiền thuế thân, tiền sưu, tiền tạp dịch theo lệ tráng hạng. Lại như dân nhỏ tuổi trong xã, người nào đến 18 tuổi thì cho làm đơn trỡnh, biờn tiếp vào hạng dân đinh thu tiền thuế thân, tiền sưu, tiền tạp dịch và gạo cước theo hạng dân đinh, dân nộp thuế sản vật cũng thế”[23, tr62-63].

Nhà nước cũn cú những quy định cụ thể về mức thuế thân cho các hạng con quan viên và hạng biệt tính. Theo đó, mức thuế thõn cỏc hạng này phải đóng như sau:

“Con quan viên (con đẻ các quan viên từ chánh tứ phẩm đến tòng cửu

phẩm) mỗi viên hàng năm tiền thuế thân là 5 tiền 30 đồng, tiền sưu 30 đồng, tiền tạp dịch 3 tiền, gạo cước 1 bát.

Con đẻ của các quan viên từ tòng tam phẩm trở lên của ban văn võ nhà Lê trước (cứ lời tâu năm Đinh Mão, cho đem hạng này người nào khai tục thêm từ năm Mậu Thìn trở về sau thì không theo lệ này) mỗi người hàng năm nộp tiền thuế thân là 5 tiền 30 đồng, tiền sưu 30 đồng, tiền tạp dịch 3 tiền, gạo cước 1 bỏt…

Các hạng biệt tính, mỗi suất hàng năm, tiền thuế thân 1 quan 1 tiền, tiền sưu 1 tiền, tiền tạp dịch 6 tiền, gạo cước 2 bát”[23, tr63].

Cùng với đó, khu vực III, ngạch thuế thân cũng ít nhiều có sự thay đổi: “Số đinh ở 6 ngoại trấn Bắc Thành, tráng hạng mỗi suất thuế thân 5

tiền 30 đồng, tiền sưu 1 tiền, tiền tạp dịch 3 tiền, gạo cước 1 bát”[23, tr63].

Như vậy, chỉ sau 4 năm, thuế thân dưới thời Gia Long đó cú sự thay đổi đáng kể. Ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi đó qua bảng biểu sau:

Khu vực

Các hạng đinh Tiền thuế Tiền

sưu Tiền tạp dịch Gạo cước II Tráng hạng và dân biệt nạp

1 quan 1 tiền 6 tiền 2 bát

Hạng dân đinh và dân biệt nạp 5 tiền 30 đồng 30 đồng 3 tiền 1 bát Các hạng quan viên 5 tiền 30 đồng 30 đồng 3 tiền 1 bát Các hạng biệt tính

1 quan 1 tiền 1 tiền 6 tiền 2 bát III Tráng hạng 5 tiền 30 đồng 1 tiền 3 tiền 1 bát

Đến cuối thời Gia Long, chính sách thuế thân về cơ bản vẫn được giữ nguyên như cũ. So với những thế kỷ XVI – XVIII, ngạch thuế thân thời kỳ này đã giảm đi nhiều. Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước phong kiến đến đời sống nhân dân. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội đã bước đầu đi vào ổn định sau một thời gian dài khủng hoảng sau một thời gian dài khủng hoảng, chia cắt.

Tuy nhiên, thuế thân thời kỳ này vẫn thực sự là một gánh nặng đối với nhân dân. Nó đó trở thành một trong những nguyên nhân gõy nên tình trạng bần cùng của một bộ phận đông đảo nhân dân trong suốt những năm sau đó. Hậu quả tất yếu của nó là nạn dân lưu tán ngày càng phổ biến và khởi nghĩa nông dân nổ ra rầm rộ.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w