Về chính trị

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 99 - 100)

III Không 1 quan 1 tiền 2 bát 5 tiền 30 30 đồng 1 bát

1 tiền 6 tiền 2 bát 5 tiền 30 đồng

3.2.2 Về chính trị

Cùng với những tác động to lớn vào đời sống kinh tế, chính sách thuế thân của Nhà nước phong kiến Nguyễn thế kỷ XIX (1802 - 1884) còn ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt trong đời sống chính trị của nhân dân ta giai đoạn này.

Dưới triều Nguyễn, quan lại rất nhiều. Điều đó cho thấy tính chất ăn bám của bộ máy chính quyền nhà Nguyễn. Một thầy thuốc người Anh sang nước ta vào năm 1822 đã phải nói rằng: “Thật đáng buồn khi nhận thấy là

số lượng những người dùng vào các công việc tuyệt đối phi sản xuất cho Nhà nước nhiều biết bao, đồng thời, có hại cho việc thực hiện nền kỹ nghệ quốc dân. Một số ít quan lại được vô số ít người khác hầu hạ”[25, tr37].

Trong khi chế độ lương bổng của bộ máy quan lại và triều đình phong kiến nhà Nguyễn được lấy chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, thì việc đóng thuế thân của nhân dân sẽ đảm bảo một phần cho thu nhập của bộ phận quan lại đông đảo này. Qua đó, lòng trung thành của họ với đất nước cũng được duy trì và củng cố thêm.

Tuy nhiên, chính sách thuế thân nặng nề của nhà Nguyễn chính là nguyên nhân của tình trạng đói kém, phiờu tỏn và nông dân khởi nghĩa. Chính những bất ổn trong đời sống xã hội đã tác động không nhỏ đến tình hình chính trị của đất nước ta thế kỷ XIX. Bộ máy quản lý ở các xã thôn bị lung lay tận gốc rễ. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của Nhà nước phong kiến Nguyễn vào cuối thế kỷ XIX.

Hơn nữa, dưới sự cai trị của nhà Nguyễn, nhân dân ta bị bóc lột đến tận xương tủy, đời sống của họ vô cùng cực khổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Đời sống chính trị của đất nước ta vì thế cũng lâm vào khủng hoảng, rối ren.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w