Tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 42 - 44)

TÌNH HÌNH THUẾ THÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802 ĐẾN

2.1 Tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ

Triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc, được thành lập năm 1802 sau khi Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, và kéo dài đến khi vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà năm 1945, với 143 năm tồn tại và trải qua 13 đời vua. So với các triều đại trước đó thì thời gian tồn tại của triều Nguyễn không phải là dài, nhưng lại có một vị trí quan trọng trong lịch sử trung - cận đại Việt Nam.

Trong suốt giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1884, Việt Nam được đặt dưới sự cai trị của bốn vị vua tài năng, có học và có hiểu biết của triều Nguyễn:

TT Họ và tên huý Niên hiệu Trị vì Miếu hiệu

1 Nguyễn Phúc Ánh (Chủng, Cảo, Noãn) (1791 – 1820)

Gia Long 1802 - 1820 Thế tổ cao Hoàng đế 2 Nguyễn Phúc Đảm (Hiệu) (1791-1841) Minh Mệnh 1820 -1840 Thánh tổ Nhân Hoàng đế

3 Nguyễn Miên Tông (Tuyền, Dung) (1807 - 1847)

Thiệu Trị 1841 - 1847 Hiến tổ Chương hoàng đế

4 Nguyễn Hồng Nhậm (Thì) (1829 - 1883)

Tự Đức 1848 - 1883 Dực tông Anh Hoàng đế

Trải qua bốn đời vua, chính sách cai trị của triều Nguyễn đối với đất nước về cơ bản khá nhất quán. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử và cá tính riêng của mỗi vị vua nên dấu ấn của họ đối với đất nước và vương triều có độ đậm nhạt khác nhau.

Nguyễn Ánh – Gia Long, vị vua khai sáng vương triều, lên ngôi sau một cuộc đấu tranh lâu dài với nhà Tây Sơn, có sự ủng hộ của tầng lớp địa

chủ Gia Định và sự giúp sức của tư bản Pháp. Ông là một người kiên cường, không biết mệt mỏi hay chán nản mà rất điềm tĩnh, mẫu mực. Tuy nhiên, con đường đưa Nguyễn Ánh đến được đỉnh cao quyền lực rất khó khăn, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách cai trị của vị vua này không quá cứng nhắc, giáo điều mà có phần mềm dẻo và khá linh hoạt.

Minh Mệnh nối ngôi là kết quả đấu tranh giữa hai thế lực: một thế lực ủng hộ hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (Minh Mệnh – con thứ của Gia Long) và một thế lực ủng hộ Hoàng tôn, con của Hoàng tử Cảnh, cháu nội của Gia Long, do Nguyễn Văn Thành đứng đầu. Cuối cùng, thế lực của Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, trong đó có sự ủng hộ của Gia Long đã thắng thế. Minh Mệnh trở thành người nối ngôi Gia Long.

Minh Mệnh lên ngôi năm 1820, ở độ tuổi 29 - độ tuổi đủ để hình thành nhân cách và bản lĩnh của một đế vương. Là một ông vua quyết đoán, thông minh, ham học hỏi và cần chính trong mọi công việc, lại được rèn cặp bởi những nhà nho nghiêm khắc, Minh Mệnh đã hiện thực hoá tư tưởng chính trị của vua cha mà sinh thời, do tính phức tạp của tình hình chính trị và sự tế nhị trong quan hệ với phương Tây, với Pháp, vẫn chưa làm được. Minh Mệnh còn là người có công lớn trong việc hoàn thiện và đưa thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của Nhà nước lên đến đỉnh cao.

Thiệu Trị nối ngôi Minh Mệnh đầu năm 1841, là vị vua có tính thuần hậu, thích sáng tác thơ văn hơn là hoạt động thực tiễn, lại cầm quyền trong thời gian ngắn ngủi 7 năm (1841 - 1847) nên Thiệu Trị hầu như chỉ là người vận hành bộ máy Nhà nước cũ đã được sắp đặt sẵn của vua cha Minh Mệnh.

Sau khi Thiệu Trị qua đời, Tự Đức lên ngôi trong bối cảnh hậu quả của những đường lối đối nội, đối ngoại của 3 vị vua trước đã bộc lộ rõ. Với bản tình hiền lành, nhu mì, thiếu quyết đoán lại hay đau yếu. Vì thế, Tự Đức đã tỏ ra khá lúng túng, thiếu sáng suốt, không đủ bản lĩnh quyết đoán những việc quan trọng của quốc gia, dân tộc.

Tóm lại, dù cá tính có những nét khác nhau nhất định, nhưng cả bốn vị vua triều Nguyễn đều rất ý thức và có cố gắng trong việc xây dựng một quốc gia thống nhất, tập quyền vững mạnh. Những phức tạp của tình hình Việt Nam đã tác động sâu sắc, chi phối tới đối sách chung của cả bốn vị vua cũng như chính sách cai trị của từng vị vua.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w