Chính sách thuế thân triều Tây Sơn

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 39 - 42)

Ngay sau khi lên ngôi, Quang Trung đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Chính sách thuế thân cũng có nhiều thay đổi.

Về thuế thân, Quang Trung chỉ cho giữ lại thuế dung, bỏ hẳn thuế điệu với mục đích “bớt thuế, thương dân”. Thuế thân thời kỳ này, về cơ bản Quang Trung vẫn giữ nguyên thể lệ như thời Lê Mạt, hàng năm mỗi chính đinh nộp 1 quan 2 tiền. Ngạch thuế thân thời kỳ này có phần nào giảm nhẹ hơn ngạch thuế thân của dòng họ Trịnh thi hành năm 1722 (mỗi chính đinh phải nộp 1 quan 2 tiền và 4 cáp gạo).

Đề quản lý chặt chẽ số đinh trong cả nước, năm 1789, Quang Trung cho làm lại sổ đinh. Trong đó, “dân đinh theo lứa tuổi chia làm 4 hạng: từ 9

tuổi đến 17 tuổi là hạng vi cập cách, từ 18 tuổi đến 55 tuổi là tráng hạng, từ 56 tuổi đến 60 tuổi là lão hạng, từ 60 tuổi trở lên là lóo nhiờu”[14, tr342].

Để tránh sự ẩn lậu và tiện cho sự kiểm soát của Nhà nước, Quang Trung cho ban hành một thứ tín bài gọi là thiên hạ đại tín. “Tín bài là một thẻ bằng gỗ, trên mặt có 4 chữ Thiên hạ đại tín, dưới ghi rõ họ tên, quê quán và điểm chỉ của người mang thẻ. Tất cả mọi người hạng dân đinh, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn đều phải mang tín bài và sẵn sàng xuất trình cho người kiểm tra xem. Ai không có tín bài coi là dân ẩn lậu và phải đi phục dịch và lý trưởng của làng ấy phải chịu trách nhiệm”[14, tr342]. Đây là một chính sách rất cần thiết, bởi có nắm được chính xác số

dân mới có thể đề ra được chính sách thuế thân sát thực và phù hợp với nhân dân.

Trong giới hạn của điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, những cải cách ấy mặc dù không thể thực hiện một cách triệt để, nhưng đã có tác dụng mở đường cho sức sản xuất phục hồi và phát triển thêm trong một chừng mực nhất định. Những chính sách này nếu được thực hiện trong một thời gian dài thì nhất định sẽ tạo ra được những khả năng phát triển mới, đưa xã hội thoát khỏi tình trạng trì trệ vào cuối thế kỷ XVIII. Nhưng trong thực tế, những chính sách tích cực ấy bị hạn chế nhiều vì việc thực hiện không triệt để, bị bọn quan lại cũng lợi dụng phá hoại vì thời gian tồn tại của triều đại Quang Trung quá ngắn ngủi.

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, qua việc tìm hiểu những nét khái quát cơ bản về thuế thân giai đoạn trước 1802, ta có thể nhận thấy mấy điểm cơ bản sau đây.

Một là, Thuế là nguồn thu chủ yếu đảm bảo sự tồn tại của nước ta. Các triều đại phong kiến Việt Nam rất coi trọng việc ban hành và thu thuế đối với nhân dân, đặc biệt là thuế thân đánh vào các dân đinh nhằm tăng nguồn thu nhập cho cả nước, giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội.

Thuế thân xuất hiện dưới triều Trần, tiếp tục được duy trì và phát triển qua các triều đại, các thời kỳ lịch sử. Nếu trong thời gian đầu, thuế thân đánh vào các dân đinh còn chưa cao, thì đến cuối thế kỷ XIV, triều Trần bước vào giai đoạn khủng hoảng, thuế thân lúc này thực sự trở thành gánh nặng đối với đời sống nhân dân. Sau khi nhà Trần sụp đổ, nhà Hồ rồi nhà Lê sơ lên thay đã có nhiều cải cách về chế độ thuế khóa, thuế thân vì thế cũng giảm nhiều so với thời kỳ trước, đặc biệt là dưới thời Lê sơ. Điều này đã có tác dụng động viên và thúc đẩy nhân hăng hái tham gia sản xuất, ổn định đời sống.

Bước sang thế kỷ XVI – XVIII, đây là giai đoạn lịch sử Việt Nam có nhiều biến động, nội chiến liên miên, nhân dân lưu tán khắp nơi, đời sống vô

cùng cực khổ. Tập đoàn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong ra sức bóc lột nhân dân với chính sách thuế khóa nặng nề, đặc biệt là thuế thân, nhằm cung ứng cho nhu cầu xa xỉ của bọn quý tộc và cả bộ máy quan liêu to lớn.

Trong suốt thời kỳ phong kiến độc lập, từ thế kỷ X đến trước 1802, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi to lớn, chính sách thuế thân cũng được các triều đại phong kiến điều chỉnh liên tục cho phù hợp với tình hình đất nước. Đây chính là cơ sở để các vua nhà Nguyễn sau này tiếp tục sửa đổi và thi hành.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w