Hoàn cảnh lịch sử 1 Tình hình chính trị

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 29 - 31)

1.3.1.1 Tình hình chính trị

Thế kỷ XVI – XVIII là những thế kỷ chứng kiến nhiều biến cố trong lịch sử dân tộc. Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê sơ bước vào giai đoạn suy yếu. Sau khi Lê Hiến Tông mất, các vua Lờ Tỳc Tụng, Lờ Uy Mục, Lê Tương Dực lên thay đều là những ông vua bất tài, vô dụng và dâm ô. Nội bộ giai cấp

cầm quyền lúc này mâu thuẫn sâu sắc, giết hại lẫn nhau, các cuộc thanh trừng, tranh giành quyền lực liên tiếp diễn ra. Một số thế lực phong kiến nổi dậy, trong triều xuất hiện nhiều phe phái chống đối. Trong đó, nổi lên một số thế lực mạnh như: Nguyễn Hoàng Dụ (Thanh Hoá), Trịnh Duy Sản và Trịnh Tuy (Thanh Hoá), Mạc Đăng Dung…

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê sơ, lập ra triều Mạc. Nhà Mạc đã có nhiều cố gắng nhất định để ổn định tình hình chính trị, xã hội. Trong khi đó, một làn sóng các thế lực chống lại nhà Mạc đang nổi lên. Năm 1533, Nguyễn Kim đó tụn Lờ Duy Ninh, con trưởng của Lờ Chiờu Tụng lờn làm vua, mở đầu cho sự trung hưng của nhà Lê.

Năm 1599, sau khi dẹp xong các thế lực của dư đảng nhà Mạc, Trịnh Tựng ộp vua Lê phong cho mình chức Đô nguyên soái Tổng quốc chính - thượng phụ Bình An Vương. Trịnh Tùng có điều kiện thâu tóm quyền hành trong tay. Sau khi được phép lập phủ chúa, họ Trịnh đã bắt đầu đặt ra một hệ thống tổ chức chính quyền mới ở phủ chúa, tương đương với tổ chức chính quyền đó cú ở bên cung vua để điều hành mọi công việc trong cả nước, nhưng về mặt nhân sự lại lấy từ bên triều đình sang. Điều này đã phần nào tránh được sự cồng kềnh về mặt nhân sự. Tình trạng vua Lê – chúa Trịnh phản ánh sự dung hoà về quyền lợi giữa hai thế lực phong kiến lớn nhất ở Đàng Ngoài. Mối quan hệ giữa triều đình và phủ chúa được cỏc chỳa Trịnh ví như cột nhà và kèo nhà, như đòn xe và bánh xe. Đõy chớnh là sản phẩm đặc biệt của lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII.

Thế kỷ XVI – XVIII cũng là giai đoạn chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến: cuộc chiến tranh Nam Bắc triều (1527- 1592), cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672). Những cuộc chiến tranh này đã để lại hậu quả nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội. Nó đó tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế hai miền, làm ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc và phá vỡ xu thế thống nhất, đoàn kết dân tộc từ bao đời.

Tồn tại trong bối cảnh chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, đòi hỏi nhà nước phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn phải có những biện pháp, chính sách điều hành đất nước, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội.

Bước sang thế kỷ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế đàng Ngoài bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Tình hình chính trị bất ổn, giai cấp thống trị bước vào con đường ăn chơi, sa đoạ, bỏ rơi chức năng, nhiệm vụ quản lý đất nước. Mâu thuẫn trong tập đoàn Lê - Trịnh ngày càng sâu sắc, nội bộ giết hại lẫn nhau. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài được hai thỏng thỡ diễn ra cuộc bạo động của quân Tam Phủ giết chết Hoàng Đình Bảo, phế truất Trịnh Cán, đưa Trịnh Khải lên ngụi chỳa. Tình hình chính trị rối loạn. Quân Tam Phủ ngày càng hoành hành, lịch sử gọi đó là “loạn kiêu binh”.

Trước tình hình rối ren ấy, phong trào Tây Sơn đã bùng nổ và thắng lợi. Phong trào đã lần lượt đánh bại các thế lực vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong; đánh bại các thế lực ngoại xõm (quõn Xiêm, Thanh), tạo cơ sở cho sự thống nhất nước nhà. Triều đại Tây Sơn được thiết lập. Quang Trung đã cho thi hành nhiều biện pháp cải cách quan trọng nhằm khắc phục tình hình đất nước sau chiến tranh. Tuy nhiên, sự bất hoà của anh em Tây Sơn đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh tập kích vào chính quyền Tây Sơn tiến tới đánh bại vương triều này vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn được thành lập. Lịch sử nước ta bước sang một trang mới.

Bối cảnh lịch sử như trên đã có tác động đến mọi mặt đời sống nhân dân, đòi hỏi Nhà nước phong kiến phải có những biện pháp kịp thời để giải quyết tình trạng khủng hoảng lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w