Tình hình xã hộ

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 52 - 54)

TÌNH HÌNH THUẾ THÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802 ĐẾN

2.1.4 Tình hình xã hộ

Triều Nguyễn chẳng những đã bất lực không cải thiện được tình hình xã hội bất ổn, trái lại, bộ máy chính quyền ngày càng tha hóa, quan liêu.

Cũng như các triều đại trước, dưới triều Nguyễn, xã hội Việt Nam chia thành hai giai cấp lớn, giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, thơ lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ. Do vị thế của mình, họ trở thành lớp người độc lập với nhân dân, hạch sách, bóc lột, nhũng nhiễu nhân dân đủ điều, đặc biệt là tầng lớp quan lại và địa chủ địa phương.

Giai cấp bị trị gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương nhân, một số dân nghèo thành thị. Lớp người bị lưu đày, nô tỳ cùng gia quyến sống trong các đồn điền cũng tăng lên đáng kể.

Tuyệt đại đa số cư dân nước ta lúc bấy giờ là nông dân, họ là lớp người gánh chịu mọi tai họa của thiên nhiên, mọi thiệt thòi, mọi bất công trong xã hội. Trong khi đó, chế độ binh dịch và công tượng của nhà Nguyễn hết sức nặng nề mặc dầu được ít nhiều ưu đãi về ruộng đất. Số dân còn lại phải gánh chịu mọi thứ thuế má, sưu dịch. Đã thế, thiên tai, mất mùa lại thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân nghèo. Sau mỗi lần vỡ đê, lụt lớn, mùa màng hư hại, nhân dân lại bỏ làng đi phiờu tỏn, kiếm ăn. Nhưng đe dọa đời sống người nông dân nhất vẫn là nạn đói, thậm chí nó là nỗi ám ảnh của nhân dân ta trong suốt thế kỷ XIX. Vụ đói khủng khiếp năm 1856 – 1857 sau các trận lụt lớn đã làm chết hàng chục vạn người ở Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ, vì thế đã xuất hiện trong dân gian bài vè[43, tr456-457]:

“Cơm thì chẳng có

Rau cháo cũng khụng… …Quạ kêu vang bốn phía Xác đầy nghĩa địa

Thây thối bên cầu Trời ảm đạm u sầu

Cảnh hoang tàn đúi rột…”

Trước tình cảnh ấy, Nhà nước Nguyễn cũng tìm mọi cách để cứu đói cho dân nghèo: mở các kho phát chẩn, cho vay, vận động các nhà giàu cho vay thúc khụng lấy lói…“Thời Minh Mạng, Thanh Hóa đúi to, Lê Đăng

Doanh được vua sai đến phát chẩn, đến nơi, dân chết đói đến lãnh chẩn ngày càng nhiều…cú người chưa đến nơi đã chết, có người tranh nhau sang đò chết đuối đền nghìn người, có người phơi nắng dầm sương ngồi chờ mà chết…”[43, tr457].

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân khốn đốn, khiến mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp xã hội ở khắp mọi miền đất nước chống lại chế độ thống trị triều Nguyễn. Chỉ tớnh riờng nửa đầu thế kỷ XIX đó cú gần 400 cuộc nổi dậy chống lại triều đình, trong đó, riêng thời Minh Mệnh có tới 230 cuộc. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở hạ lưu châu thổ sông Hồng, thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh và Hải Phòng; khởi nghĩa Ba Nhàn, Tiền Bột (1833 - 1843) ở vựng Phỳ Thọ và Tuyên Quang; khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833 - 1834) ở miền núi Hòa Bình, Thanh Húa…

Các cuộc nổi dậy của nông dân chính là minh chứng cho sự yếu kém về mọi mặt của đất nước. Người nông dân vốn là những người hiền lành, chất phác, chỉ muốn có được một cuộc sống yên ổn sau lũy tre. Họ chỉ vùng lên đấu tranh khi đã lâm vào tình cảnh bần cùng, khổ cực tột độ, phu phen

tạp dịch nặng nề, thuế khóa chồng chất phục vụ cho cuộc sống xa hoa của vua quan.

Mặc dù các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị đàn áp, nhưng nó đó góp phần làm rệu rã nền thống trị của triều Nguyễn. Xã hội Việt Nam, dưới triều Nguyễn ngày càng trở nên rối ren, phức tạp.

Từ những nột chớnh của tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, có thể khẳng định rằng triều Nguyễn đã phải đối mặt với những thách thức to lớn. Muốn giải quyết triệt để những thách thức trên, yêu cầu đặt ra cho Nhà nước lúc bấy giờ là phải có một chính sách phát triển kinh tế - xã hội kịp thời, phù hợp và nhất quán. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là những nông dân nghèo bằng những biện pháp cụ thể. Trong đó, việc cắt giảm thuế thân đối với người nông dân trong những năm mất mùa, đói kém là vô cùng cần thiết. Chỉ có như vậy mới phần nào giảm bớt được nạn dân phiờu tỏn và khởi nghĩa nông dân bùng nổ, mới cải thiện được tình cảnh người dân phải bỏ mạng vì đói rét, vì chiến tranh. Ý thức được điều này nờn cỏc vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đều tích cực kế thừa những kinh nghiệm của các triều đại đi trước để đưa ra một chính sách phát triển đất nước nói chung và chính sách thuế khóa nói riêng thích hợp với mong muốn phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w