Tình hình chính trị

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 44 - 48)

TÌNH HÌNH THUẾ THÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802 ĐẾN

2.1.2 Tình hình chính trị

Nhà Tây Sơn, đặc biệt với vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung đã cú công lớn trong việc xoá bỏ tình trạng phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, đánh thắng quõn Xiờm năm 1785 và nhất là đánh bại cuộc xâm lược

của nhà Thanh năm 1789, tạo cơ sở quan trọng cho sự xác lập nền thống nhất đất nước.

Tiếp nối thành tựu đó, năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã tiếp tục hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Từ đây, nước ta không còn sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, mà là một quốc gia thống nhất trong lãnh thổ rộng lớn như hiện nay. Triều Nguyễn, đứng đầu là vua Gia Long đã xác lập quyền lực của mỡnh trờn toàn lãnh thổ. Năm 1804, Gia Long chính thức công bố tên nước là Việt Nam. Do phản ứng của nhân dân, năm 1813, Gia Long cho trở lại tên Đại Việt. Năm 1838, Minh Mệnh bất bình đã khẳng định lại Quốc hiệu là Đại Nam và cấm nhân dân không được nói hai chữ Đại Việt. Lấy kinh đô đóng ở Phỳ Xuõn (Huế).

Cần nhận thấy rằng, Gia Long - vị vua sáng nghiệp triều Nguyễn, sau khi lên ngôi đã bắt tay ngay vào việc củng cố, xây dựng và phát triển đất nước với những khó khăn chồng chất về mọi mặt.

Trên bình diện chính trị, tính thống nhất còn yếu và rời rạc. Bộ máy Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền qua nhiều thế kỷ loạn lạc đã không còn đủ mạnh, hệ thống tổ chức hành chính chưa hoàn chỉnh, hiệu lực quản lý còn lỏng lẻo.

Tính thống nhất yếu về mặt chính trị trên phạm vi toàn quốc là sự khác biệt của quá trình hình thành hai vùng đất:

Ở phía Bắc – Đàng Ngoài, trong hơn hai thế kỷ (1533 - 1788), các vua Lê tuy chỉ là hư vị, tồn tại trên danh nghĩa, chúa Trịnh dù có thực quyền trong tay cũng chưa bao giờ dám từ bỏ ngọn cờ “phự Lê”. Ngay cả khi Tây

Sơn - Nguyễn Huệ kộo quõn ra Bắc cũng giương cao ngọn cờ “phự Lê”. Điều này chính là niềm trăn trở trong lòng người đã dựng lên cơ đồ triều Nguyễn ngay từ những ngày nghiệp lớn còn chưa thành: “Bắc Hà là nước

cũ của nhà Lê, từ khi Liệt thánh ta xây dựng cơ nghiệp ở Nam Hà, hơn 200 năm vẫn theo chính sách của nhà Lê sơ. Gần đây, Tây Sơn trộm quyền, ta

phải dụng binh chỉ là để phục thù mà thôi. Nay bờ cõi đã phục mà đầu sỏ giặc lại trốn ra Bắc, nếu ta cử binh Bắc phạt thì sau khi bắt được tội nhân rồi đối với nhà Lê sẽ thế nào?”[33, tr448].

Ở phía Nam – Đàng Trong, tuy xuất phát điểm là vùng đất được khai phá do công lao của cỏc chỳa Nguyễn qua nhiều thế hệ, nhưng hãy còn nghèo, lại là nơi phát tích, từng chịu nhiều ảnh hưởng của nhà Tây Sơn.

Vùng đất Nam bộ được khai phá muộn hơn, có nhiều tiềm năng nhưng lại là nơi tập trung sinh sống, cư tụ của nhiều dân tộc thiểu số với những phong tục tập quán và bản sắc văn hóa riêng như: người Hoa, Khơme, Chăm…Chớnh sự khác nhau cơ bản giữa các dân tộc đã phần nào tạo nên sự phức tạp và khó khăn cho Nhà nước khi quản lý.

Trước tình hình phân tán lỏng lẻo như vậy đã khiến nhà Nguyễn gặp phải không ít những khó khăn trong buổi đầu dựng nghiệp. Chính Nguyễn Ánh đã sớm nhận thấy điều đó khi ông đưa quõn ra Bắc Hà, tiêu diệt tàn quân Tây Sơn: “Từ khi ta lấy lại được kinh thành, quân giặc (Tây Sơn) chạy

ra miền Bắc. Bờ cõi hai trăm năm núi rừng ngăn cách, phong tục đổi thay, 13 đạo thừa tuyên như nước ngập sâu, như lửa đốt bỏng”[33, tr503].

Thừa hưởng một di sản nặng nề của quá khứ, đòi hỏi các vua nhà Nguyễn phải sớm khắc phục được sự yếu kém trong tính thống nhất của nền chính trị nước nhà trên phạm vi toàn quốc bằng cách tổ chức lại hệ thống hành chính các cấp địa phương ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, tạo điều kiện để đi đến thống nhất đất nước về mặt chính trị. Đây vừa là truyền thống dân tộc, vừa là xu thế tất yếu không thể đi ngược lại.

Khó khăn đầu tiên nhà Nguyễn gặp phải đối với việc quản lý Bắc Hà là sự chống đối và bất hợp tác của một số cựu thần Tây Sơn và nhà Lê – Trịnh. Lòng dân ly tán vỡ cỏc sỹ phu và nhân dân Bắc Hà vẫn còn chưa thôi tưởng nhớ chủ cũ (Lê – Trịnh – Tây Sơn). Bên cạnh đó là sự phân hóa về quyền lợi diễn ra trong nội bộ vương triều Nguyễn sau 1802. Ngoài ra, lúc

này vua Nguyễn cũn cú những vướng mắc, những xung đột trong quan hệ ngoại giao với các Nhà nước phong kiến: Chân Lạp, Xiêm La hay những nguy hiểm tiềm ẩn trong quan hệ với các nước phương Tây…Nhà Nguyễn với công việc thống nhất và xây dựng đất nước trong những điều kiện trên rõ ràng là rất khó khăn.

Ngay từ thời kỳ đầu của vương triều, phong trào nông dân khởi nghĩa đã bùng lên và lan rộng ra cả nước. Nguyên nhân của những cuộc nổi dậy là do người nông dân không có ruộng đất để cày cấy, lại bị bóc lột tô thuế nặng nề, bị bọn cường hào ở địa phương đè nén, ức hiếp. Thực trạng nhức nhối đó uy hiếp đến sự tồn tại của Nhà nước chuyên chế Nguyễn, điều đó trở nên trầm trọng hơn khi vào thời điểm Minh Mệnh lên ngôi Hoàng đế.

Thừa kế tất cả những thực tế khó khăn đó, Minh Mệnh buộc phải suy nghĩ và tìm cách cứu vãn tình thế. Sau gần 10 năm suy tính, củng cố và xây dựng lại những tiềm lực đó cú, Minh Mệnh quyết định tiến hành một cuộc cải cách quy mô lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt xây dựng một hệ thống hành chính vững mạnh và tập quyền chuyên chế cao độ.

Nguyên tắc bao trùm, chi phối trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước thời Nguyễn là tập trung, thống nhất quyền lực vào một cá nhân Hoàng đế. Tăng cường sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước Trung ương đối với tất cả các địa phương, quan lại các cấp. Trong thực tế, việc làm đú đó có tác dụng củng cố chế độ Trung ương tập quyền, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động có hiệu quả hơn.

Từ trong ý đồ, chủ trương và trong hiện thực, bộ máy Nhà nước thời Nguyễn là một Nhà nước quân chủ tập trung quan liêu chuyên chế nặng nề. Một Nhà nước quân chủ chuyên chế như vậy lại ở trước một cuộc cách mạng công nghiệp và trong tình hình chủ nghĩa tư bản phát triển đang ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam, thì không còn phù hợp với xu thế của thời đại, yêu cầu lịch sử lúc bấy giờ, hậu quả tất yếu là nhà Nguyễn mất lòng

dõn, khụng củng cố được khối đoàn kết dân tộc, trở nên bảo thủ, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của xã hội, tách rời với thế giới bên ngoài. Đõy chớnh là mặt hạn chế cơ bản của Nhà nước phong kiến thời Nguyễn.

Khắc phục những khó khăn trên, thực tiễn đòi hỏi triều Nguyễn phải xây dựng cho mình những chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tế hiện tại. Chỉ có một chính sách kinh tế - xã hội nhằm chăm lo và bảo đảm đời sống cho nhân dân thì mới được nhân dân đón nhận và thực hiện có hiệu quả. Trong những chính sách đú cú chính sách về xây dựng và củng cố nền tài chính quốc gia. Điều này cũng tác động trực tiếp đến chính sách thuế mà tiêu biểu là thuế thân của nhà Nguyễn trong suốt những năm cầm quyền.

Tóm lại, trong nửa đầu thế kỷ XIX, về mặt chính trị, vương triều Nguyễn phải đối phó với rất nhiều khó khăn khó khăn lớn như: sự thiếu nhân lực để kiến thiết và phát triển đất nước trên một lãnh thổ rộng lớn; khó khăn khi nền chính trị bất ổn, lòng dân ly tán, sự phân hóa trong nội bộ vương triều diễn ra ngày càng gay gắt; sự thiếu thốn trong kinh nghiệm quản lý đất nước, hạn chế của bộ máy Nhà nước chuyên chế quan liêu; những đe dọa an ninh quốc gia của các thế lực phương Tõy…Những khó khăn đó ảnh hưởng rất lớn đến việc đặt ra các chính sách thu thuế của Nhà nước, mà khó khăn hơn cả là việc thu thuế thân đối với người dân.

Một phần của tài liệu Thuế thân dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1884 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w