Hạn chế của chính sách hỗ trợ DNTMN

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 82)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

2.3.2. Hạn chế của chính sách hỗ trợ DNTMN

2.3.2.1. Hạn chế

Qua phân tích thực trạng hỗ trợ phát triển DNTMNVV, có thể rút ra một số hạn chế chung như sau:

Thứ nhất, hỗ trợ phát triển DNTMNVV ở Việt Nam còn kém, trình độ phát triển của DNTMNVV còn có khoảng cách xa so với trình độ phát triển bình quân của thế giới và khu vực. Tuy hiện nay, tỷ trọng của khu vực DV đã chiếm gần 50% GDP nhưng trong đó tỷ trọng của các ngành DV hỗ trợ KD chỉ giao động trong khoảng 1-2 %. Vì vậy, có thể nói rằng, thực trạng các chính sách hỗ trợ DNTMNVV là chưa đáp ứng với yêu cầu của DNTMNVV trong xu thế hội nhập hiện nay.

Thứ hai, hình thức và phương thức hỗ trợ DNTMNVV cụ thể còn nghèo nàn chưa có nhiều hình thức phù hợp với yêu cầu phát triển DNTMNVV. Một số hình thức hỗ trợ mới có nội dung và phương thức hỗ trợ phù hợp hơn như bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tỷ giá, cho thuê tài chính…nhưng do còn mới và thiếu nhiều điều kiện cần thiết để phát triển , vì vậy chưa được triển khai một cách rộng rãi.

Thứ ba, mạng lưới hỗ trợ DNTMNVV còn rất mỏng: các nhà cung cấp DV hỗ trợ tư nhân quy mô nhỏ, thiếu ổn định và tính chuyên nghiệp thấp, các tổ chức cung cấp DV hỗ trợ là cơ quan và DN nhà nước, còn nặng nề về bao cấp và thiếu năng động, sự tham gia của các tổ chức nước ngoài còn rất hạn chế.

Thứ tư, chất lượng hỗ trợ DNTMNVV còn thấp, chưa thực sự phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của các DNTMNVV nhưng chi phí lại cao, nguyên nhân cơ bản là chưa có được một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các tổ chức, cơ quan nhà nước còn hỗ trợ chung chung, chủ yếu mới ở mức độ tham khảo cho việc hoạch định chính sách; Hỗ trợ từ các nhà cung cấp tư nhân chủ yếu mang tính chất thời vụ, độ tin cậy thấp.

Về một số DV hỗ trợ DNTMNVV như DV viễn thông, 89% DN cho rằng đắt hoặc rất đắt, và 63% nhất định cho rằng giá quá đắt. Về DV tài chính, 33% số DN cho rằng lãi suất các nguồn tín dụng hiện nay là quá cao, đặc biệt là lãi suất các nguồn tín dụng trung và dài hạn để thực hiện các dự án kinh doanh. Nếu DN kinh doanh lành mạnh, nộp đầy đủ các loại thuế thì khó có thể chịu đựng nổi lãi suất này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 82)