Những khó khăn, thách thức do chính sự hạn chế của DNTMNVV Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 28)

DNTMNVV Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các DNTMNVV chiếm số lượng đáng kể trong tổng số DN của cả nước, thu hút được rất nhiều lao động của xã hội, có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển và đa dạng hóa ngành hàng, mặt hàng và thị trường, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều khó khăn và hạn chế khi tham gia nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập hiện nay. Những khó khăn và hạn chế đó cụ thể như sau:

Một là, DNTMNVV hạn chế về vốn và khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng. Khác với các DN lớn, những quy định chặt chẽ về việc tiếp cận các nguồn tài chính cần thiết cho sản xuất kinh doanh thực sự gây khó khăn cho các DNTMNVV. Các pháp lý tài chính, tín dụng, thường xem các DNTMNVV là nhưng con nợ rủi ro cao. Hơn nữa giữa các DNTMNVV và các tổ chức tài chính ngân hàng thường

không có mối quan hệ chặt chẽ, nên các DNTMNVV rất khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Việc huy động vốn từ các nguồn không chính thức thường là lãi suất cao, khiến cho chi phí vốn trở nên đắt đỏ và DN không còn đảm bảo được tính cạnh tranh. Thực tế này được phản ánh trong nhiều báo cáo điều tra mới đây về DNNVV ở một số nước lựa chọn. Kết quả điều tra cho thấy tài chính là vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với các DNNVV nói chung, DNTMNVV nói riêng.

Thực tế này cũng đúng đối với các DNTMNVV Việt Nam khi mà khả năng và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn trên thi trường tài chính, tín dụng của họ bị hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn như: Không đủ tài sản thế chấp; Không đủ độ tin cậy và rủi ro cao; Các lô hàng và các món vay thường nhỏ lẻ, vụn vặt, không thường xuyên, thủ tục ít chặt chẽ nên các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thường không muốn cho vay vì hiệu quả cho vay thấp.

Mức lãi suất cho vay còn qua cao so với mức lợi nhuận có thể thu được từ kinh doanh: Số lượng vốn được vay ít; Thời hạn được vay quá ngắn không phù hợp với chu kỳ KD sản phẩm; Hình thức và pháp lý tín dụng nghèo nàn, đơn điệu, hiệu quả pháp lý thấp…

Hai là, DNTMNVV thường khó khăn, lúng túng và chịu chi phí cao trong tác nghiệp các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể, đặc biệt là trong các khâu bảo quản, giao nhận, và vận tải hàng hoá. Đặc điểm cơ bản của DNTMNVV Việt Nam là đội ngũ nhân lực yếu, trình độ chuyên môn hóa thấp, thiếu các cán bộ nghiệp vụ giỏi, nhất là cán bộ có nghiệp vụ về thị trường, đồng thời các cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các DN này là nghèo nàn lạc hậu, thiếu các trang thiết bị cần thiết như kho tàng, phương tiện vận tải, phương tiện thông tin … nên khi thực hiện một lô hàng, đặc biệt các loại hàng nông sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ khó bảo quản, rễ bị xuống cấp, gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng trong các khâu đóng gói, in mã hiệu, tập kết hàng hóa, khai báo và làm thủ tục hải quan. Thời gian tác nghiệp các công đoạn này kéo dài, chi phí cao, gây chậm trễ cho quá trình KD, thậm chí nhiều khi không bảo đảm được thời gian giao hàng dễ bị người mua từ chối hàng hoặc giảm giá, gây nhiều thiệt hại cho DN. Một hạn chế rất lớn xuất phát xuất phát từ đặc thù phổ biến của các lô hàng mà DNTMNVV Việt Nam KD là nhỏ lẻ và manh mún nên rất khó khăn trong việc thuê phương tiện để vận chuyển và phải chịu giá cước

cao. Ngoài cước phí cao còn phải chịu rất nhiều loại lệ phí và chi phí khác làm cho giá thành hàng hóa bị đội lên rất nhiều, kết hợp với việc hao hụt, như hư hỏng trên đường vận chuyển dẫn đến giảm đáng kể sức cạnh tranh và hiệu quả KD. KD hàng hóa ở các vùng miền núi lại càng khó khăn, nhiều sản phẩm có giá trị cao như mận tam hoa, bưởi phúc trạch … nhưng do không vận chuyển, bảo quản được, nên phải đem bán tháo với giá rẻ mạt. Đây là một nguyên nhân cơ bản gây cản trở cho việc thúc đẩy các DNTMNVV phát triển trong thời gian vừa qua.

Ba là, hạn chế về thông tin giá cả, khách hàng và khả năng tiếp cập với thị trường. Trong thời đại công nghệ phát triển cao và xu thế hội nhập ngày càng nhanh chóng hiện nay, thông tin đã trở thành nguồn lực quan trọng của DN. Hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật và chất lượng cao về thị trường, về khoa học công nghệ về sản phẩm thay thế, về đối thủ cạnh tranh… là vô cùng quan trọng trong việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên cac DNTMNVV khó có thể tiếp cận các nguồn tin như vậy vì: Khả năng tài chính có hạn; Trình độ kiến thức và năng lực thu thập xử lý thông tin của DN yếu; Thiếu sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả của Nhà nước và các trung tâm về DV thông tin,...

Đối với một DN hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường thì thị trường là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Song không phải DNTMNVV nào cũng có thể tự mình tìm kiếm và tạo dựng được thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bốn là, hạn chế về xúc tiến bán hàng và marketing. Các DN lớn thường tự chịu trách nhiệm về xúc tiến bán hàng, tự mình đứng ra thiết lập các kênh marketing, xây dựng hệ thống thông tin thương mại và các văn phòng đại diện của bản thân DN. Trong khi đó, các DNTMNVV do thiếu kiến thức về marketing; không tự mình xây dựng được mạng lưới marketing; không thể thâm nhập được vào thị trường mà các kênh marketing đã hoàn chỉnh, không biết tiếp cận việc cung cấp các DV sử chữa, DV kỹ thuật, không có nguồn lực để thực hiện xúc tiến bán hàng, tiến hành nghiên cứu, điều tra thị trường, đồng thời do mạng lưới xúc tiến bán hàng và cung cấp DV trong nước còn kém phát triển … nên các DNTMNVV thường rất bị động trong KD.

Năm là, hạn chế về nhân lực và lao động được đào tạo. Nguồn nhân lực là một yếu tố nội lực quan trọng hàng đầu của mọi loại hình DN vì năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả của quá trình quản lý sẽ quyết định thành bại của DN trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực tế thì DNTMNVV nơi tạo việc làm cho những người lần đầu tiên (thường là những người chưa được đào tạo, chưa có nghề gì) tham gia thị trường lao động. Họ được DNTMNVV nhận vào làm, được học nghề để có thể đảm nhận công việc, nhưng khi có nghề rồi họ thường hướng tới những nơi có triển vọng tốt hơn. DNTMNVV lại thường không có khả năng để tiếp nhận những lao động lành nghề hay các chuyên gia đã được đào tạo. Tình trạng lao động không được đào tạo và tay nghề thấp là phổ biến ở các DNTMNVV. Có thể nói rằng sự hạn chế về nhân lực và lao động được đào tạo của DNTMNVV có thể dẫn đến những hậu quả sau: Năng suất và chất lượng lao động kém; Chi phí lớn, giá thành cao; Khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ của thời đại vào sản xuất kinh doanh hạn chế; Quá trình tác nghiệp các nghiệp vụ KD kéo dài, chậm trễ và nhiều sai sót, chi phí rủi ro cao; Quá trình quản lý hiệu quả thấp dẫn đến hàng hóa thiếu sức cạnh tranh; Thiếu khả năng cập nhật các nguồn thông tin về giá cả hàng hóa, về khách hàng, bạn hàng và đối tác cạnh tranh trên thị trường; Hạn chế về khả năng ứng xử và đối phó kịp thời với những biến động trên thị trường, với những quy định và rào cản thương mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 28)