Tổ chức xây dựng và ban hành chính sách

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 43)

Tổ chức xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ DNTMNVV là 2 công việc khác nhau nhưng nhằm đạt mục tiêu đưa văn bản chính sách đến DNTMNVV. Hệ thống xây dựng chính sách và ban hành chính sách thống nhất với nhau về cấp nhưng riêng biệt với nhau về chức năng, nhiệm vụ.

Về cấp soạn thảo và ban hành chính sách, cấp nào soạn thảo chính sách thì cấp đó có chức năng ban hành chính sách. Ví dụ: Bộ Công- Thương có trách nhiệm và chức năng ban hành chính sách cấp Bộ quản lý và triển khai thực hiện. Sở Công- Thương của một tỉnh nào đó có trách nhiệm và chức năng ban hành chính sách cấp tỉnh quản lý và triển khai thực hiện.

Về tổ chức soạn thảo và ban hành chính sách: Soạn thảo chính sách được thực hiện bởi tổ chức có chuyên môn cao về lĩnh vực chính sách tác động. Tổ chức đó được tập hợp bởi các nhà khoa học, các nhà quản lý nhà nước và đôi khi cả những nhà kinh doanh. Chủ trì việc soạn thảo đó thuộc về đơn vị chức năng của

từng cấp tương ứng. Sau khi chính sách được lựa chọn, việc ban hành chính sách thuộc chức năng quản lý Nhà nước của các nhà lãnh đạo có thẩm quyền: Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng đối với chính sách cấp Chính phủ; Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng đối với chính sách cấp Bộ...

Đối với chính sách hỗ trợ DNTMNVV, hệ thống tổ chức soạn thảo chính sách và ban hành chính sách phân theo các cấp như sau:

- Cấp Chính phủ: Chính phủ tổ chức soạn thảo và ban hành các chính sách lớn, mang tầm vĩ mô có liên quan đến các ngành của kinh tế quốc dân. Đối với chính sách hỗ trợ DNTMNVV Chính phủ cũng tổ chức soạn thảo và ban hành. Nhưng, đó là những chính sách tác động đến DNTMNVV có quy mô triển khai lớn, huy động sự tham gia quản lý và huy động nguồn lực của nhiều cấp, nhiều ngành (kể cả những ngành ở ngoài ngành thương mại).

- Cấp Bộ, Ngành có liên quan: Bộ và ngành có liên quan đến DNTMNVV soạn thảo và ban hành những chính sách có quy mô nhỏ hơn và thuộc quyền quản lý của Bộ và ngành có liên quan. Những văn bản này có thể nhằm triển khai những nhiệm vụ có tính chiến lược của Bộ. Nhưng, đó cũng có thể là những văn bản triển khai một bước các văn bản chính sách của Chính phủ về các vấn đề của DNTMNVV.

Các văn bản chính sách cấp bộ, ngành có thể do từng bộ soạn thảo và ban hành. Nhưng, các văn bản chính sách đó cũng có thể do nhiều bộ cùng tham gia soạn thảo và ban hành dưới dạng các Quyết định, thông tư mang tính liên bộ.

- Các địa phương (tỉnh, huyện, xã): Các địa phương từ tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đến huyện (quận), xã (phường) có thể soạn thảo và ban hành các chính sách cho địa phương mình về các vấn đề của DNTMNVV và các vấn đề có liên quan trực tiếp đến DNTMNVV.

Các chính sách cấp địa phương soạn thảo và ban hành có thể là triển khai các văn bản của Trung ương. Nhưng cũng có thể là những chính sách ban hành nhằm thực hiện những mục tiêu mang tính chiến lược trong phát triển DNTMNVV ở từng địa phương.

Giống như chính sách cấp bộ, ngành, chính sách của các địa phương có thể do từng địa phương soạn thảo và ban hành; nhưng cũng có văn bản do các địa phương có liên quan cùng soạn thảo ban hành. Những loại văn bản như vậy điều

chỉnh các hoạt động của DNTMNVV có mối quan hệ giữa các địa phương với nhau. Ví dụ: Hà Nội và các tỉnh lân cận có thể ban hành chính sách về việc phối hợp giám sát lưu thông các loại nông sản an toàn tiêu thụ tại Hà Nội, phối hợp xử lý dịch cúm gia cầm...

Việc phân định trách nhiệm giữa các bộ, ban, ngành trong việc soạn thảo và ban hành các chính sách nói chung, đối với DNTMNVV nói riêng là rất quan trọng. Nó tránh sự trùng chéo hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của DNTMNVV do sự điều hoà lợi ích giữa các bộ, ban ngành.

Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo và ban hành các chính sách hỗ trợ DNTMNVV, việc phối hợp giữa các bộ, ban ngành trong việc soạn thảo các chính sách liên ngành và chính sách trong phạm vi quản lý của từng ngành có liên quan đến DNTMNVV là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w