13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
3.3.2.5 Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang phấn đấu nâng cao sức cạnh tranh bằng cách không ngừng củng cố nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mẫu mã. Các doanh nghiệp ngày càng nhận ra một nhu cầu bức bách là phải có thương hiệu mạnh để củng cố vị trí và sức cạnh tranh trên thị trường. Bối cảnh hội nhập càng làm tăng tính nghiêm ngặt của vấn đề xây dựng, quảng bá thương hiệu. Xây dựng và làm chủ thương hiệu chống lại mọi hành vi chiếm đoạt ăn cắp thương hiệu là vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay. Vậy, làm thế nào để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu, theo chúng tôi các DNTMNVV Việt Nam cần tập trung các giảp pháp sau:
Một là, doanh nghiệp phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu. Xu hướng sáng tạo và sử dụng nhãn hiệu của Việt Nam thông thường do người đứng đầu doanh nghiệp quyết định, do đó chúng ta có thể thấy rất nhiều nhãn hiệu của Việt Nam mang tên của chính chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, việc sáng tạo nhãn hiệu còn dựa trên chủ quan cá nhân, không có cơ sở, không dựa vào các nghiên cứu về thị trường và chiến lược. Khi chọn nhãn hiệu lại quên mất mục tiêu ban đầu của nhãn hiệu là để cho người tiêu dùng ghi nhớ, nhận ra sản phẩm của mình, tạo ra cá tính cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó là thiết kế không đồng bộ và không chuyên nghiệp, thiếu cá tính. Vì vậy, các doanh nghiệp cần trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục đích là biến mình thành người thẩm đinh; sử dụng các dịch vụ tư vấn như tư vấn sáng tạo phát triển nhãn hiệu; tư vấn về pháp lý; tư vấn kinh doanh và hoạch định chiến lược; tư vấn về quảng cáo và truyền thông giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn. Việc sử dụng dịch vụ này sẽ đưa lại những điều tốt hơn cho doanh nghiệp.
Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, hầu hết các thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn khi vươn ra thị trường thế giới. Do chưa nắm vững luật lệ và văn hoá kinh doanh của các nước bạn, các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình trên thị trường thế giới. Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ người khách hàng của mình hơn ai hết và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.
Ba là, doanh nghiệp phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với hàng hoá và doanh nghiệp. Nó là phương tiện để cạnh tranh khi bước vào thương trường, thông báo cho mọi người biết đến sự hiện diện của mình, những đặc tính mới của sản phẩm mới, toạ một ấn tượng cho người sử dụng bằng chất lượng và dịch vụ tốt. Bên cạnh đó, nó còn là sự định hướng cho khách hàng. Trong hành vi tiêu dùng, khách hàng có thói quen nhớ đến những sản phẩm của thương hiệu quen thuộc đã được họ sử dụng và tin dùng. Chính vì thế mà trên thương trường thường xảy ra tình trạng hàng nhái, ăn cắp thương hiệu thay vì cạnh tranh bằng cách tự xây dựng thương hiệu cho chính doanh
nghiệp mình. Do vậy, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hoá, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại các thị trường mà doanh nghiệp có chiến lược đầu tư kinh doanh là rất cần thiết. Song song với việc đang ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp nên mở rộng thị phần của mình. Để làm được điều này trước tiên phải mở rộng thương hiệu bằng cách sử dụng thương hiệu đã thành danh của sản phẩm này cho một loại sản phẩm khác có chung kỹ năng, hoặc tạo ra một sản phẩm mới bổ sung cho sản phẩm đã có để làm tăng sự hài lòng và mức độ cảm nhận của khách hàng mục tiêu với sản phẩm đó.
Bốn là, nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Các doanh nghiệp cũng cần nhận thức rằng mình là chủ thể trong các quan hệ sở hữu trí tuệ. Các nhãn hiệu, kiểu dáng hàng hoá xuất khẩu là tài sản của doanh nghiệp. Do đó việc chăm lo, gìn giữ, bảo vệ phát triển các đối tượng đó là quyền và trách nhiệm của chính doanh nghiệp.