Hỗ trợ tư vấn, đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mạ

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 77)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

2.2.5. Hỗ trợ tư vấn, đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mạ

doanh thương mại

Đối với các DNTMNVV, đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh hết sức quan trọng. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, yêu cầu đào tạo về quản lý sở hữu trí tuệ, về hội nhập và hướng dẫn các DNTMNVV xây dựng thương hiệu, xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa và môi trường là vấn đề nổi cộm và cấp bách.

Hiện nay hệ thống tư vấn và đào tạo kiến thức quản lý và nghiệp vụ kinh doanh ở nước ta ngoài các trường đại học, học viện các trường cao đẳng, trung cấp còn có các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, các trường đại học mở, các viện, các trung tâm, các DN, các chương trình đào tạo dưới sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, các lớp đào tạo ngắn hạn của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và của liên minh các hợp tác xã ở Trung ương và địa phương…

Những hội thảo, hội nghị, tập huấn cũng đã có tác động rất tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung thông qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo các nhà quản lý và các DN Việt Nam hiểu biết sâu hơn về thực tiễn thương mại quốc tế, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến, nâng cao kiến thức và kỹ năng thương mại quốc tế, có đủ tự tin để chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa và DV do các DN Việt Nam sản xuất.

Hiện nay các DNTMNVV dùng DV tư vấn và đào tạo liên quan đến các vấn đề về hệ thống quản trị kinh doanh. Những DV tư vấn và đào tạo trong quản trị như quản trị doanh số và giá, phân phối, chiến lược Marketing và khuyến mãi, quản lý nhân sự, kế toán, quản trị hoặc lựa chọn và định vị sản phẩm và lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp là những lĩnh vực mà các DNTMNVV cần tới.

DV tư vấn là một DV mới nhưng trong những năm gần đây đã bắt đầu phát triển, trong đó một số DV phát triển tương đối mạnh như DV tư vấn về đầu tư, DV tư vấn về kế toán, tư vấn về thuế,…hầu hết các DV này đều do các DN (trong đó tỷ lệ các DN tư nhân tương đối lớn) thực hiện theo cơ chế thị trường, lấy thu bù chi,

không phải dựa vào nguồn tài trợ của ngân sách nhà nước hoặc của các tổ chức khác. Các DV này cũng là những DV được các DNTMNVV sử dụng nhiều nhất. Nó đã hỗ trợ đắc lực cho các DNTMNVV trong phát triển đầu tư và KD hàng hóa.

DV đào tạo với chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước và sự quan tâm của các ngành các cấp đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây, ngoài hệ thống đào tạo chính quy và đào tạo từ đầu của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp, các DV đào tạo nâng cao trình độ quản lý chỉ đạo, trình độ quản trị, tác nghiệp và kỹ thuật kinh doanh cũng phát triển rất mạnh. Tham gia vào các DV này, ngoài các viện, học viện, trung tâm…với phần lớn kinh phí được thực hiện được tài trợ từ ngân sách nhà nước, còn có các tổ chức phi chính phủ, các chương trình tài trợ quốc tế. Trong đó, phải ghi nhận vai trò to lớn của một số tổ chức phi chính phủ như Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Trung ương các hợp tác xã Việt Nam, của dự án phát triển DNNVV thuộc tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức - Việt và chương trình Xúc tiến DNNVV Swisscontract Việt Nam. Các DV đào tạo của các tổ chức này đều hướng vào các DNNVV, đặc biệt là các DN tư nhân. Các DN, đặc biệt là các DN ở các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất tham gia học tương đối đông ở các lớp đào tạo này. Bên cạnh đó DV đào tạo riêng các nghiệp vụ kinh doanh thương mại cho các DNTMNVV hiện còn rất hiếm.

* Hỗ trợ về tư vấn và đào tạo hỗ trợ kinh doanh thương mại cho các DNTMNVV còn có những hạn chế sau:

Về DV tư vấn, ngoài các DV hiện nay mà các DN bắt buộc phải mua ngoài do cơ chế quản lý tài chính ràng buộc như tư vấn về báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn về thuế, tài chính …vv, một số DV rất cần thiết cho DNTMNVV hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả KD, nâng cao sức cạnh tranh của DN và hàng hóa như DV tư vấn về quản lý, tư vấn về lựa chọn ngành nghề và mặt hàng XK, tư vấn về thị trường, tư vấn về nhân sự, về mẫu mã sản phẩm, tư vấn về quản lý, chất lượng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu…phát triển còn hạn chế.

Về DV đào tạo, hiện nay các DV đào tạo nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh phần lớn kinh phí thực hiện đều từ nguồn tài trợ của chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế. Chương trình đào tạo thường được chỉ đạo từ các tổ chức tài trợ hoặc từ các ngành cấp trên, về mặt chủ trương và mục đích

cũng xuất phát từ yêu cầu của phát triển. Nhưng thực tế, các chương trình chưa sát với những yêu cầu cấp thiết và bức xúc của các DNTMNVV. Mặt khác các chương trình này thường chỉ tập trung tại các đô thị, các trung tâm thương mại công nghiệp, điều kiện thuận lợi, thu hút được đông học sinh. Trong khi đó, các tỉnh và các địa phương ở vùng miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, mà phần lớn các DNTMNVV, đội ngũ nhân lực rất cần thiết phải được đào tạo nhưng do xa các trung tâm đô thị, điều kiện giao thông khó khăn, chi phí lớn, khó thu hút được học sinh, rất ít được các ngành, các cơ quan quan tâm tổ chức.

Các chương trình đào tạo các tác nghiệp cụ thể trong kinh doanh như nghiệp vụ giao dịch và đàm phán bán hàng, kỹ thuật soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, quy trình và cách thức lập bộ chứng từ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế rất thiếu tổ chức cung cấp, thiếu người đủ trình độ để hướng dẫn. Trong thực tế của ta hiện nay đội ngũ này không phải là nhiều.

Các lớp đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh cho DNTMNVV lại càng thiếu, hầu hết các DNTMNVV phải tuyển lao động về và đào tạo lại. Tuy nhiên việc đào tạo này không được bài bản nên chất lượng lao động trong DNTMNVV không cao.

Vì vậy, có thể nói rằng về cơ bản các DV đào tạo thực sự chưa hỗ trợ được cho các DNTMNVV.

* Một số nguyên nhân cụ thể của những hạn chế trên:

Nguyên nhân thứ nhất mà các DNTMNVV chưa thực sự tìm đến với các DV tư vấn và đào tạo là vấn đề hạn chế về chất lượng phục vụ:

Về DV tư vấn, như phần trên đã đề cập, ngoài các DV tư vấn về báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn về tài chính, tư vấn về thuế…các DV tư vấn khác chủ yếu là định tính, tác động của nó là lâu dài và hiệu quả của nó là gián tiếp, khó đánh giá. Vì vậy, các DNTMNVV chưa thấy cần thiết phải sử dụng. Qua khảo sát của Swisscontract năm 2002 cho thấy: chỉ có một số lượng nhỏ các DNTMNVV sử dụng DV phát triển KD như DV tư vấn chuyên nghiệp (3,2%), tệ hơn chỉ 0,6% DN sử dụng đến luật sư. Đa số các chủ DN nhận lời khuyên và tư vấn từ chủ các chủ DN khác (48,7%) và có tới 90,4% trả lời không sử dụng DV tư vấn chuyên nghiệp trong 2 năm qua.

Mặt khác, người thực hiện các DV này, tuy có bằng cấp và được đào tạo cơ bản nhưng lại thiếu kiến thức thực tiễn nên các DN thiếu tin tưởng là đáp ứng được yêu cầu của mình.

Chất lượng các DV đào tạo, đặc biệt là đào tạo nâng cao trình độ quản lý và trình độ tác nghiệp trong KD với nguồn kinh phí được tài trợ, thường cũng không cao do tình trạng chạy theo số lượng để lấy kinh phí và thiếu quy trình sát hạch bắt buộc. Các chương trình đào tạo bồi dưỡng và nâng cao khác, có sát hạch, có cấp chứng chỉ nhưng phần lớn người đi học lại từ các cơ quan nhà nước, từ các đoàn thể xã hội, đi học để lấy chứng chỉ hoặc lên lương hoặc được cơ cấu đề bạt, vì vậy về cả phía người cung cấp lẫn người được cung cấp đều ít quan tâm đến chất lượng thực sự của nó. Các DNTMNVV nhất là các DNTMNVV tư nhân thường không tin tưởng vào chất lượng các DV này.

Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân về nhận thức và thói quen của các DNTMNVV. Các DNTMNVV chưa nhận thức được một cách đầy đủ rằng với tốc độ phát triển cao về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin của thời đại, muốn phát triển được, các DNTMNVV nếu chỉ dựa vào những kiến thức và kỹ năng của mình thì hoàn toàn chưa đủ mà phải tận dụng được trí tuệ của nhân loại, đặc biệt phải sử dụng được kiến thức và kỹ năng của những nhà chuyên môn cao trong những lĩnh vực kinh doanh thương mại. Để sử dụng một cách lâu dài đó là phát triển DV đào tạo, để sử dụng một cách tức thời mà không cần thiết có thêm nhân lực đó là DV tư vấn. Hơn nữa, có những vấn đề mà trong xu thế hội nhập hiện nay, các DNTMNVV không thể không sử dụng như DV tư vấn và đào tạo về quản lý và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa. Nguyên nhân chủ yếu là các DNTMNVV Việt Nam, từ trước tới nay chủ yếu bán hàng nông sản, hải sản, khoáng sản thô và nguyên liệu, một số DN kinh doanh hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng nhưng chủ yếu là vẫn kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ mới một số ít DN thương hiệu riêng.

Mặt khác, thói quen của các DNTMNVV là thích tự làm lấy: các DNTMNVV vẫn tự cho rằng tự mình tìm hiểu và nắm bắt được vấn đề thì tốt hơn là đi mua tư vấn của người khác. Đồng thời các giám đốc và các chủ DNTMNVV thường ít khi tự nhận là bản thân mình và DN mình là yếu về quản lý hoặc về

nghiệp vụ để phải dùng DV tư vấn hoặc cho rằng: hiệu quả của việc đào tạo tại chỗ cao hơn là gửi đi đào tạo, có tới 95,3% DN cho rằng hiệu qua công việc tăng sau khi đào tạo tại chỗ, trong khi đó vẫn có 32% DN cho rằng các cơ sở đào tạo bên ngoài không đáp ứng được yêu cầu cụ thể của DN.

Nguyên nhân thứ ba là vấn đề khó khăn về kinh phí của DNTMNVV: đối với các DNTMNVV ngoài quốc doanh thường rất khó khăn về kinh phí để gửi nhân viên đi đào tạo ở bên ngoài, vì thực hiện đào tạo ở ngoài thường kinh phí cao hơn nhiều so với đào tạo tại chỗ, đồng thời họ cũng cho rằng, với nguồn kinh phí eo hẹp của DN, bỏ tiền ra mua tư vấn của người khác đôi khi lãng phí mà không được gì.

Nguyên nhân thứ tư là do những vướng mắc về thể chế, chính sách và thiếu những chế tài cân thiết: Đối với các DNTMNVV, để sử dụng các DV tư vấn, ngoài lý do về tài chính eo hẹp, một lý do quan trọng hơn là những chi phí cho các DV này được xem là chi phí hợp lý và hợp pháp theo quy định của hệ thống kế toán hiện hành. Trong quy định của hệ thống kế toán DN hiện hành, ngoài một số DV tư vấn có định mức chi phí của nhà nước như tư vấn về báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn tài chính…., hầu hết các DV tư vấn khác mà DN cần mua trong quá trình kinh doanh cho đến nay vẫn chưa có những quy định của Bộ tài chính về loại DV nào được thanh toán, định mức ra sao, đặc biệt là những DV không có chứng từ hợp lệ như các DV tư vấn về quản lý, tư vấn về nhân sự, tư vấn về nghiệp vụ…Đây là một hạn chế rất lớn cho quá trình phát triển DV tư vấn.

Đối với DV đào tạo, chi phí cho DV đào tạo không được phân bổ vào giá bán hàng hóa mà phải đưa vào chi phí thực hiện dự án đối với các dự án đầu tư mới hoặc trích từ quỹ đào tạo nếu DN đang KD có lãi. Nhưng thực tế các DNTMNVV hiện nay rất ít DN có lãi để trích lập các quỹ đào tạo.

Trong một khía cạnh khác, hiện nay đang thiếu những chế tài có hiệu lực về bảo đảm trách nhiệm và quyền lợi của DN và lao động khi được đào tạo. Vì vậy, DV đào tạo hiện nay đang bị hạn chế một phần là do xu hướng nhân viên của DN bỏ DN để tìm một công việc tốt hơn sau khi đào tạo. Các chủ DN không tin vào hợp đồng trong đó yêu cầu nhân viên của mình phải ở lai DN một thời gian nhất định sau khi được đào tạo. Về phương diện chính sách, cải thiện cơ chế nhằm bảo đảm

tính cưỡng chế thực hiện của các hợp đồng cũng như khuyến khích DN đăng ký đầy đủ nhân viên sẽ giúp giải quyết vấn đề đó.

Thực tế thì DNTMNVV là nơi tạo việc làm cho những người lần đầu tiên (thường là những người chưa được đào tạo, chưa có nghề gì) tham gia thị trường lao động. Họ được DNTMNVV nhận vào làm, được học nghề để có thể đảm nhận công việc, nhưng khi có kinh nghiệm rồi họ thường hướng tới những nơi có triển vọng tốt hơn, DNTMNVV lại thường không có cơ hội để tiếp nhận những lao động lành nghề hay các chuyên gia đã được đào tạo. Tình trạng lao động không được đào tạo và chất lượng thấp là phổ biến ở các DNTMNVV.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w