Hoàn thiện chiến lược mặt hàng kinh doanh, tạo nguồn hàng ổn định

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 117 - 118)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

3.3.2.3Hoàn thiện chiến lược mặt hàng kinh doanh, tạo nguồn hàng ổn định

đúng thời cơ hấp dẫn, phù hợp với điểm mạnh, tránh được những điểm yếu của doanh nghiệp.

3.3.2.3 Hoàn thiện chiến lược mặt hàng kinh doanh, tạo nguồn hàng ổnđịnh định

Nghiệp vụ mua hàng, tạo nguồn hàng hoá là khâu nghiệp vụ đầu tiên của quá trình kinh doanh của các DNTMNVV. Mua hàng và áp dụng các hình thức tạo nguồn hàng khác nhằm tạo ra khối lượng, cơ cấu hàng hoá phù hợp với những nhu cầu của khách hàng một cách cụ thể về số lượng, chất lượng, thời gian và khả năng thanh toán của họ.

Khác với các doanh nghiệp sản xuất, DNTMNVV với chức năng mua để bán, do đó để có thể lựa chọn mặt hàng và nguồn hàng kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản phẩm dựa vào nhu cầu của thị trường thế giới và khả năng sản xuất ở trong nước. Điều này tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp thương mại so với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, do nhu cầu và môi trường ở mỗi thị trường khác nhau. Do đó, khi lựa chọn mặt hàng, ngành hàng kinh doanh nhất thiết doanh nghiệp phải phân tích kỹ nhu cầu thị trường và tôn trọng các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và phù hợp với môi trường văn hoá trong tiêu dung. Thực trạng hiện nay, các DNTMNVV đã không nắm bắt được yêu cầu đó nên hoặc là chủ yếu dựa vào mặt hàng trong sản xuất, hoặc là dựa vào đăt hàng của khách hàng nên đã không hoạch định được chiến lược sản phẩm theo đầy đủ nội dung của nó.

DNTMNVV cần quan tâm đến chiến lược thích ứng hoá sản phẩm nhằm thoả mãn đến mức cao nhất nhu cầu thị trường. Có hai kiểu thích ứng hoá sản phẩm mà doanh nghiệp có thể sử dụng: thích ứng hoá với môi trường của thị trường; thích ứng hoá tự nguyện, tức là nhận thức được cần phải đổi mới sản phẩm, doanh nghiệp chủ động thay đổi sản phẩm và chính sách sản phẩm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ.

Tuy nhiên, DNTMNVV thường có thể kết hợp cả hai dạng thích ứng hoá trên để làm cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và môi trường, mặt khác doanh nghiệp sẽ tận dụng được cơ hội thị trường có lợi cho doanh nghiệp. Trong chiến lược kinh doanh, DNTMNVV còn phải tính đến việc phát triển các sản phẩm

mới. Do vậy, phải xem xét thái độ đối với sản phẩm của người tiêu dùng để kịp thời đưa ra các giải pháp cần thiết. DNTMNVV cần quán triệt sâu sắc việc coi trọng chiến lược sản phẩm gắn với việc đổi mới sản phẩm, gắn với chiến lược nhãn hiệu và các chiến lược dịch vụ gắn với sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 117 - 118)