Một số nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 87)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

2.3.2.2. Một số nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên

* Nguyên nhân từ nhận thức:

- Nhận thức chung của xã hội và nhận thức của các ngành, các cấp chưa đúng về vị trí và tầm quan trọng của các DNTMNVV trong cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập hiện nay: Tuy trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng tiến bộ của thời đại, tỷ trọng thu nhập của khu vực thương mại đã tăng nhanh hơn nhiều so với các khu vực khác nhưng do ảnh hưởng lâu dài của tư duy kinh tế hiện vật và tự cung tự cấp trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp và kế hoạch hóa trước đây, nhận thức chung của xã hội và của các chủ thể kinh tế là chưa đánh giá hết vị trí và

tầm quan trọng của các DNTMNVV. Nhận thức này là nguyên nhân cua một số hạn chế sau:

+ Hạn chế thứ nhất là từ nhận trức trên nên quan điểm chung của xã hội đều cho rằng DNTMNVV chỉ là những DN phục vụ, phát triển một cách tự phát từ nhu cầu của đời sống xã hội, của con người, không tạo ra giá trị trong chuỗi giá trị của sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cho đến nay tuy tỷ trọng đóng góp trong GDP của DNTMNVV là rất đáng kể, nhưng khu vực các DNTMNVV vẫn chưa được quan tâm đầu tư phát triển đúng mức, đồng thời cũng chưa có một chiến lược, định hướng hay một quy hoạch, chương trình nào cho quá trình phát triển lâu dài.

+ Hạn chế thứ hai là quan điểm và chính sách hỗ trợ DNNVV nói chung và hỗ trợ DNTMNVV nói riêng của ta vẫn nặng nề về những hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất như giảm thuế, xóa nợ, trợ cấp giá mua nguyên vật liệu, trợ cấp tiền cước vận chuyển…để giảm giá đầu vào và giảm giá thành sản xuất. Nhận thức của xã hội, của các ngành các cấp còn chưa đầy đủ và chưa xác định được rằng: Việc tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển DNTMNVV là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

+ Hạn chế thứ ba là chính sách và giải pháp phát triển một số DV hỗ trợ cần thiết cho DNTMNVV như DV cung cấp thông tin, đào tạo, xúc tiến thị trường…vẫn là chính sách bao cấp và phân phối, ở mức độ nào đó vẫn nặng nề vè cơ chế xin cho như bao cấp tiền lương và chi phí hoạt động cho các tổ chức và cơ quan của nhà nước cung cấp các DV, chia chỉ tiêu tuyển sinh và chia kinh phí đào tạo, kinh phí xúc tiến thương mại…

Những hỗ trợ trực tiếp và bao cấp DV này ở một mức độ nào đó làm méo các chính sách hỗ trợ, làm cản trở sự phát triển của một môi trường cạnh tranh lành mạnh và tác hại lớn nhất là làm cho các DNTMNVV lẫn các tổ chức cung cấp DV hỗ trợ được ấn định có thói quen ỷ lại vào sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhà nước, không tự vươn lên và tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa; một số nhà cung cấp DV hỗ trợ tiềm năng đặc biệt là các nhà cung cấp tư nhân và nước ngoài không muốn cạnh tranh với các DV hỗ trợ được cung cấp miễn phí hoặc được trợ cấp từ ngân sách của nhà nước. Đồng thời, việc cung

cấp các DV hỗ trợ miễn phí hoặc được bao cấp sẽ ảnh hưởng tới quan niệm của DNTMNVV cho rằng chất lượng những hỗ trợ này là thấp.

Nhận thức của các ngành, các cấp, nhất là của các tổ chức hỗ trợ như hỗ trợ tài chính ngân hàng, đào tạo …vv chưa đầy đủ và còn lệch lạc về vai trò của DNTMNVV trong phát triển kinh tế xã hội.

Một số cán bộ, nghiệp vụ của các tổ chức này hầu như mới chỉ nhìn thấy những mặt trái của DNTMNVV nhất là các DNTN, đó là sự thiếu ổn định, hiệu quả thấp, rủi ro cao…như các phần trên đã phân tích mà chưa thấy hết các vai trò to lớn của các DN này trong nền kinh tế nhiều thành phần và trong những giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay. Vì vậy, trong thực tế vẫn tồn tại một quan niệm dai dẳng ngăn cản sự phát triển của các chính sách hỗ trợ đối với DNTMNVV là sự phân biệt giữa DNNN và DNTN mà chủ yếu là DNTMNVV khi xử lý các công việc liên quan đến vấn đề hỗ trợ nhất là các chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng.

* Nguyên nhân từ môi trường pháp lý và chính sách phát triển:

- Môi trường pháp lý chưa thực sự thông thoáng: trong một số chính sách hỗ trợ nhất định nhà nước vẫn duy trì “độc quyền KD” cho các tổ chức nhà nước và trong một chừng mực nào đó “độc quyền nhà nước dần chuyển sang độc quyền của DN” như viễn thông, giao nhận trong sân bay, bến cảng. Các DN độc quyền không bị áp lực cạnh tranh của các đối tác khác, đồng thời do những hạn chế nhất định về năng lực và hiệu quả, dẫn đến giá cung cấp DV quá cao ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của các DNTMNVVkinh doanh hàng hóa sản xuất trong nước.

- Thiếu sự liên hệ, phối hợp và thống nhất giữa các chính sách hỗ trợ DNTMNVV của nhà nước, của các ngành, các cấp với hoạt động hỗ trợ, tài trợ của các hiệp hội, các chương trình quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà trường, các viện, các trung tâm …vv nên hiệu quả tác động của các chính sách hỗ trợ cho các DNTMNVV là rất thấp.

- Hệ thống luật, chính sách phát triển DNTMNVV còn nhiều bất cập và trong một chừng mực nào đó còn thiếu bình đẳng:

Những bất cập trong chế độ kế toán của Việt Nam về chi phí “hợp lệ”. “hợp lý” và “hợp pháp” làm cho các DNTMNVV thiếu mạnh dạn mua các DV hỗ trợ

KD. Những quy định này hiện đang làm cản trở đến việc hình thành các tài sản vô hình của DN như hình thành thương hiệu, uy tín và thị phần của DNTMNVV, cản trở khả năng thâm nhập các thị trường mới của DN và đặc biệt là cản trở đến việc xây dựng một đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm, hiểu biết rộng và năng động.

Một loạt các bất cập khác làm hạn chế khả năng tác động của các chính sách hỗ trợ đối với DNTMNVV trong quy định của ngân hàng về tài sản thế chấp, về tín chấp, về bộ chứng từ cần xuất trình để được tài trợ tín dụng như phân tích ở DV tài chính Ngân hàng…

* Nguyên nhân từ môi trường kinh tế

- Thu nhập của nền kinh tế , của các ngành, các DN và dân cư còn thấp. - Thu nhập xã hội và tích lũy của các ngành, các DN thấp là nguyên nhân về cả cầu lẫn cung, hạn chế sự phát triển của các ngành DV kinh doanh, hỗ trợ KD nói chung và hỗ trợ DNTMNVV nói riêng.

Về cầu, do thu nhập và đời sống của cư dân thấp, nhu cầu và khả năng tiêu dùng là rất thấp. Về phía các DNTMNVV, do không có tích lũy, thiếu vốn, nhưng lao động lại thừa nên các DNTMNVV cố gắng tự thực hiện hết các công việc để giảm bớt chi tiêu tài chính.

Về cung, do ngân sách của nhà nước và của các địa phương thường xuyên thiếu, thu không đủ bù chi , nên quan điểm chung là ưu tiên và tập trung cho các dự án trọng điểm của các ngành SX kinh doanh như công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, thủy sản, trồng rừng…và các chương trình lớn về xã hội như giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, chống tệ nạn xã hội…phần ngân sách để phát triển các DNTMNVV là rất hạn chế. Về phía các DN do không có đủ vốn để đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật như phương tiện vận tải, kho tàng, trường lớp, thiết bị thông tin…đặc biệt là để đầu tư đào tạo xây dựng đội ngũ nhân lực thành thạo và thuê chuyên gia giỏi, vì vậy rất ít có DN trong nước, nhất là các DN tư nhân có đủ điều kiện và năng lực cung cấp các DV hỗ trợ kinh doanh thương mại có chất lượng cao.

Quan trọng nhất là do tích lũy của ngân sách quốc gia và thu nhập của các DN, các chủ thể kinh tế trong xã hội thấp nên việc huy động các nguồn tài chính

cần thiết để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển thương mại, đặc biệt là hạ tầng cho các ngành vận tải, bưu chính viễn thông…là rất khó khăn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 87)