Hoàn thiện chính sách hỗ trợ dịch vụ tài chính, tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 100)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

3.3.1.1 Hoàn thiện chính sách hỗ trợ dịch vụ tài chính, tín dụng

Để DNTMNVV có thể tiếp cận được với các nguồn tài chính tín dụng, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ dịch vụ tài chính, tạo ra nhiều hình thức hỗ trợ, đa dạng hóa các sản phẩm tài chính cụ thể như sau:

Thứ nhất, các giải pháp nhằm mở rộng thị trường DV và tăng cường các nguồn tín dụng cho DNTMNVV.

- Tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, mở rộng cửa và tháo gỡ những cản trở hiện nay đang làm hạn chế phát triển thị trường DV tài chính tín dụng, đồng thời tạo lập môi trường chính trị xã hội ổn định, lành mạnh, an toàn và tin tưởng để các thành phần kinh tế tư nhân, các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực, ngân hàng nước ngoài an tâm tham gia rộng rãi vào việc cung ứng các DV tài chính ngân hàng như DV tín dụng, DV tài trợ DNNVV, DV bảo hiểm…

- Tiến hành các biện pháp cải cách hệ thống tài chính tín dụng để hình thành nên các trung gian tài chính mạnh thực thụ, trước mắt, cần lành mạnh hóa tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng như: Tăng vốn tự có cho các tổ chức tín dụng, tạo ra tiềm lực mạnh để tăng khả năng hoạt động và ứng phó với các rủi ro, xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ đọng thông qua việc thành lập công ty khai thác tài sản thế chấp để mua lại tài sản khê đọng, nợ xử lý, tài sản thế chấp của các ngân hàng thương mại để bán lại thu hồi nợ…

- Có các chính sách đảm bảo hình thành thị trường vốn hoàn chỉnh theo cơ chế thị trường, góp phần giải quyết vấn đề tài trợ cho các DN, nhất là DNTMNVV. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, Cty đầu tư tài chính, quỹ tín thác đầu tư… sẽ tăng cường việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường và nhanh chóng phát huy tác dụng để tài trợ cho DNTMNVV.

Để mở rộng DV tín dụng hỗ trợ cho các DN phát triển KD, bản thân các ngân hàng thương mại phải thúc đẩy sự luân chuyển liên tục của nguồn vốn tín dụng, có nghĩa là nó phải luôn luôn gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa. Để làm được như vậy các ngân hàng thương mại cần tối ưu hóa vốn khả dụng bằng cách thực hiện triệt để vốn thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh tế, đây là khâu rất yếu trong hoạt động ngân hàng hiện nay, vì nó chưa tương thích với quá trình HĐH hoạt động ngân hàng. Trong nền kinh tế hiện đại, các quan hệ kinh

tế giữa các chủ thể KD hầu hết đều giao dịch qua ngân hàng, nhất là trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới cho thấy tổng giá trị giao dịch tiền tệ lớn hơn nhiều so với tổng giá trị các giao dịch thương mại, vì thế vốn thanh toán trong ngân hàng thương mại ngày càng có xu hướng gia tăng. Nâng cao hiệu quả sử dụng loại vốn này là một giải pháp mở rộng tín dụng, tạo điều kiện tối ưu hóa cho việc sử dụng nguồn lực của toàn xã hội.

Thứ hai, các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận của DNTMNVV đối với DV tài chính tín dụng.

- Tháo gỡ những bất cập và phân biệt đối xử về tiếp cận các loại hình tín dụng đối với DNTMNVV, tăng cường cho các DN này vay các nguồn vốn trung và dài hạn, thế chấp bằng tài sản hình thành mới; vay vốn lưu động bằng tín chấp thông qua công tác thẩm định của cán bộ tín dụng và sự tham gia của các công ty bảo hiểm và quỹ bảo hiểm tín dụng cho DNTMNVV; triển khai rộng rãi và đổi mới cơ chế hoạt động của Quỹ tín dụng hỗ trợ DNTMNVV.

- Cải thiện trình độ và nâng cao hiệu quả quản lý tại các ngân hàng thương mại nhằm giảm chi phí hành chính, giảm mức chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra đồng thời tìm kiếm các nguồn vốn huy động có lãi suất thấp để giảm lãi suất cho vay vốn đối với DNTMNVV. Sử dụng rộng rãi những thành tựu của công nghệ thông tin là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng: phát triển ngân hàng điện tử, nối mạng giữa các ngân hàng trong nước với nhau và với ngân hàng nước ngoài, với các trung tâm thông tin, khai thác thông tin và tăng cường tiếp thị với khách hàng qua mạng, vi tính hóa hoạt động quản lý và lưu trữ…

Một thực trang nổi cộm hiện nay đang làm cho khả năng hỗ trợ tài trợ của các ngân hàng thương mại, thậm chí là của cả quỹ hỗ trợ quốc gia cho DNTMNVV là phần lớn các DNTMNVV nhất là các DN tư nhân quy mô nhỏ, uy tín thấp, rủi ro cao và ít có tài sản thế chấp nên rất khó tiếp cận với các nguồn vốn vay trung hạn hoặc dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư , và điều này có nghĩa là nguồn hỗ trợ lãi suất của quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia cũng không đến được với DN này. Để khắc phục tình trạng này, cần nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm của các nước như Inđônêxia hay Ấn Độ trong vấn đề giải quyết vấn đề vốn cho các DNTMNVV: mô

hình tài trợ cho DNTMNVV của Inđônêxia, các DNTMNVV và các hợp tác xã được tài trợ riêng. Ngân hàng TW Inđônêxia bằng chính sách tín dụng của mình, ra quy định cho các ngân hàng thương mại phải dành ít nhất 20% tổng khoản tiền cho vay của ngân hàng để cho các DNTMNVV vay. Chính phủ và Ngân hàng TW Inđônêxia đứng ra thành lập Ngân hàng bảo hiểm tín dụng Inđônêxia (ASKRINDO) để bảo hiểm những rủi ro của khoản tài trợ cho DNTMNVV, mức bảo hiểm cao nhất lên tới 75% trị giá khoản tài trợ . Vận dụng những kinh nghiệm này trong thực trạng DNTMNVV ở Việt Nam cần thành lập các thể chế tín dụng đặc biệt đối với DNTMNVV và tổ chức tín dụng chuyên ngành như thành lập ngân hàng chuyên phục vụ cho DNTMNVV, quỹ bảo hiểm, bảo lãnh tín dụng cho DNTMNVV, quỹ tài trợ, hỗ trợ DNTMNVV, quỹ xúc tiến thương mại cho DNTMNVV…và triển khai tới các địa phương, các thành phố trực thuộc TW. Đi đôi với việc thành lập các thể chế này, là việc xây dựng các chế tài ràng buộc, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích để các thể chế tín dụng, các tổ chức bảo hiểm, bảo lãnh tín dụng phối hợp hoạt động với nhau, tăng cường hiệu quả cho việc hỗ trợ DNTMNVV. Việc trước mắt cần triển khai ngay là xây dựng và phát triển ngân hàng cho DNNVV, thành lập chi nhánh đến các địa phương, các thành phố trực thuộc TW, đồng thời cần vận động cơ chế hoạt động để ngân hàng này đứng ra thực hiện việc bảo lãnh cho các ngân hàng thương mại khi các ngân hàng này tài trợ DNTMNVV.

- Tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các thể chế tài chính, tín dụng với các DNTMNVV để hình thành mối quan hệ hợp tác mới đảm bảo sự bình đẳng và các bên đều có lợi. Hơn nữa, qua những cuộc tiếp xúc này, các DNTMNVV sẽ hiểu biết hơn về các DV tài chính, các quy định, thủ tục cần có để tiếp nhận các DV này. Còn các trung gian tài chính sẽ hiểu biết hơn về nhu cầu của các DNTMNVV đang cần gì và có chiến lược tiếp cận tốt hơn đối với đối tượng khách hàng là các DNTMNVV.

- Chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại cần được phát triển lên một cấp độ mới. Ngân hàng phải chủ động tìm khách hàng, tìm đến các DN làm ăn thực sự có hiệu quả, có uy tín trên thương trường để đầu tư vốn. Tức là công tác marketing của ngân hàng cần được thực sự quan tâm hơn nữa đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh.

- Cần chú trọng nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng, đặc biệt là bộ phận phụ trách tín dụng đối với các DNTMNVV. Trong công tác tín dụng, thẩm định khâu quan trọng nhất, chất lượng tín dụng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp vụ thẩm định, Nghiệp vụ thẩm định phải tiến hành một cách toàn diện: không chỉ thẩm định hiệu quả kinh doanh mà còn thẩm định cả về uy tín và khả năng lành mạnh về tài chính của DN, thẩm định cả về trình độ, năng lực, trách nhiệm, phẩm chất của người đứng đầu DN. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đơn giản, để làm tốt nghiệp vụ thẩm định cần phải có một số số yêu cầu sau đối với cán bộ làm công tác tín dụng:

+ Cán bộ tín dụng phải có năng lực và kiến thức thực tiễn, không chỉ hiểu biết về hoạt động của ngân hàng mà còn phải có kiến thức sâu rộng về thị trường, có khả năng dự kiến và đánh giá được những yếu tố và điều kiện trong thực tế tạo nên những thành công hay thất bại của DN.

+ Cán bộ tín dụng cần được tham gia thảo luận các phương án KD, dự án đầu tư của DN, tư vấn cho DN khi họ muốn vay vốn là một hướng đi mới tạo sự gắn kết lâu dài giữa các DNTMNVV và các NHTM. Giải pháp này được xem là một giải pháp hữu hiệu để bảo toàn vốn cho cả DN lẫn ngân hàng.

+ Cần có những quy định và chế tài cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ thẩm định đối với hiệu quả của dự án KD mà DN vay vốn thực hiện. Cần khắc phục tình trạng trách nhiệm tập thể và đổ lỗi cho nhau khi đổ vỡ.

Thứ ba, mở rộng hoạt động của một số loại hình DV mới tiện ích và phù hợp với DNTMNVV.

Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính từ kênh chính thức của các DNTMNVV là không có tài sản thế chấp. Bên cạnh việc thúc đẩy nhanh triển khai thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng theo quyết định 193/2001 của Thủ tướng Chính phủ thì việc tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển các DV tài chính mới là hết sức cần thiết.

* DV cho thuê tài chính:

Để tăng cường khả năng tiếp cận và khai thác của các DNTMNVV đối với loại hình DV này, các cơ quan hỗ trợ của chính phủ cũng như chương trình phi chính phủ cần phải tăng cường công tác tiếp xúc giới thiệu đối với các DNTMNVV

về công dụng, lợi ích của nó. Về phía các Cty tài chính như đã phân tích cần phải tăng cường công tác Marketing, tìm kiếm giới thiệu với khách hàng đặc biệt khách hàng là các DNTMNVV, đồng thời phải tìm mọi giải pháp để giảm giá thuê mua tài chính đối với DNTMNVV như: tranh thủ các nguồn tài trợ với lãi suất thấp; xin hỗ trợ lãi suất cho số vốn vay mua sắm tài sản thiết bị cho thuê từ các quỹ hỗ trợ của chính phủ và phi chính phủ; tăng cường lưu chuyển vốn và tăng vòng quay cho thuê tài sản; giảm chi phí quản lý và chi phí lưu thông, giảm hao mòn hữu hình và vô hình…

* DV bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm tỷ giá:

- DV bảo hiểm tín dụng là loại hình DV rất phù hợp với DNTMNVV. Nó có thể thúc đẩy nhanh các nguồn tín dụng và tài trợ cho DNTMNVV vì nhờ nó mà các ngân hàng thương mại có thể yên tâm cho DNTMNVV vay, sau khi đã san sẻ phần lớn rủi ro cho các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, để các DNTMNVV sử dụng rộng rãi DV này cần triển khai một số giải pháp sau:

+ Cần triển khai rộng rãi DV này đến các địa phương và tuyên truyền sâu rộng đến các DNTMNVV.

+ Để kích cầu DV này đối với DNTMNVV, trong một thời gian nhất định ban đầu, các thể chế hỗ trợ cho DNTMNVV cần hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí mua DV này cho DNTMNVV.

- Bảo hiểm tỷ giá hay nghiệp vụ quyền chọn là một công cụ hữu hiệu cả DN lớn cũng như DNTMNVV trong hỗ trợ DN giảm thiểu rủi ro trong KD. Việc tiếp tục tạo ra cơ chế cho phép nhiều tổ chức tín dụng hơn nữa tham gia vào cung cấp DV và sự tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi với các DNTMNVV về những công dụng của DV này là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w