Hỗ trợ cung cấp thông tin cho DNTMN

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 72)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

2.2.4. Hỗ trợ cung cấp thông tin cho DNTMN

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, thông tin đã trở thành nguồn lực quan trọng của DNTMNVV. Hệ thống thông tin đầy đủ kịp thời, cập nhật và chất lượng cao về thị trường và người tiêu thụ, về thành tựu phát triển của khoa học và công nghệ, sản phẩm và giá cả, những sáng kiến của các đối thủ cạnh tranh….là vô cùng quan trọng trong việc ra các quyết định kinh doanh của DN nhất là thông tin có liên quan tới XNK như thiên tai, khủng bố, bệnh dịch, chiến tranh, các thông tin về thay đổi chính sách pháp luật của các nước và quốc tế.

Hiện nay các DNTMNVV khai thác thông tin qua báo chí là chủ yếu, kế đến là nguồn thông tin từ các DN khác. Với những thông tin nền tảng các DNTMNVV thường quan tâm đến các ấn phẩm, tạp chí và ít khi nói đến các hãng tư vấn tư nhân cũng như các cơ quan của nhà nước cung cấp DV tư vấn. Có lẽ các báo và tạp chí địa phương thường giúp cho các quản lý DNTMNVV được thông báo khá tốt về các chính sách và những thay đổi hàng ngày. Những chính sách mới của chính phủ có thể được thông báo trên báo chí, nhờ vậy các nhà quản lý của DNTMNVV có thể nắm bắt kịp thời những thay đổi về chính sách. Các hãng tư vấn tư nhân và những nguồn DV không chính thức khác không được đề cập đến bởi các DNTMNVV. Các DNTMNVV thường ít tin tưởng vào hai nguồn này và cho rằng chúng có độ chính xác và tin cậy thấp. Đối với DNTMNVV thuộc khối tư nhân thì lượng thông tin trên tivi, báo, tạp chí, DV 1080 và Internet được dùng cũng nhiều như nguồn thông tin từ các cơ quan nhà nước và các hãng tư vấn tư nhân. Đối với một thông tin cụ thể, các DNTMNVV quan tâm đến một nguồn nhất định như các hiệp hôi và các tổ chức. Các DNTMNVV coi kênh “liên hệ tư nhân” là một nguồn cung cấp thông tin khác bên cạnh các tổ chức, các hiệp hội và các chương trình quốc tế. Những khách hàng, đối tác, bạn bè, những nhà tư vấn độc lập, các quan chức và những mối liên hệ đặc biệt thường là những lựa chọn khác của các DNTMNVV. Mặt khác, đối với các DNTMNVV việc liên hệ với những nguồn này bao gồm cả những cơ quan nhà nước thường giúp họ các số liệu và những mối quan hệ lâu dài.

Để có được những thông tin có chất lượng cao cần phải có những chuyên gia trong từng lĩnh vực điều tra, nghiên cứu, phân tích, xử lý thông tin một cách khoa học. Rõ ràng nhiệm vụ này quá sức đối với ngay cả các DN lớn chưa nói đến các DNTMNVV, họ không thể tự làm hết tất cả các DV này được. Hầu hết , các nước các DV cung cấp thông tin hỗ trợ kinh doanh thường được thực hiện bởi các DN tư nhân “ tiền nào của ấy” giá cả cho loại DV này cũng rất cao. Thuê một luật sư tư vấn về một vấn đề của Mỹ mất 3000 USD là một chuyện bình thường, điều này dường như không thể đối với các DNTMNVV Việt Nam. Chính vì thế, các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bên cạnh trực tiếp về hỗ trợ về cung cấp thông tin cho các DNTMNVV thì họ còn tìm một phương thức hỗ trợ thông tin nào đó, đáng tin cậy và đối tượng được hưởng rộng lớn và hiệu quả hơn.

Bên cạnh thành lập các cơ quan nhà nước nhà nước như trung tâm thông tin thương mại, cục xúc tiền bộ công thương, mạng lưới tham tán thương mại ở nước ngoài còn có tổ chức phi chính phủ cũng trực tiếp cung cấp DV hỗ trợ thông tin như phòng công nghiệp và thương mại, các hiệp hội nghành nghề, các dự án tài trợ của các tổ chức quốc tế phi chính phủ dưới cả hai hình thức thu phí và miễn phí và cả mạng lưới cung cấp DV tư nhân trong và ngoài nước.

Thời gian qua đã có một số tổ chức nước ngoài trợ giúp cho các DNTMNVV Việt Nam tham quan khảo sát và tiếp thị ở nước ngoài nhằm tiếp cận thị trường và tăng cường hợp tác với DN của các nước. Nhìn chung số lượng các DNTMNVV Việt Nam được tham gia các chương trình này còn hạn chế. Đồng thời, một số tổ chức, hiệp hội DN đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, thuyết trình và tiếp xúc giữa các DN Việt Nam và nước ngoài nhằm giới thiệu, chắp mối các cơ hội đầu tư, kinh doanh, các chương trình,dự án hỗ trợ DN; tổ chức tiếp đón và bố trí chương trình làm việc cho nhiều đoàn với nhiều DN nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường và tìm hiểu cơ hội kinh doanh, đầu tư; tổ chức các đoàn DN Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường để góp phần duy trì xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản và các thị trường mới ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Trung Đông; và đã tổ chức một số cuộc hội trợ triển lãm, tuần lễ DNTMNVV trong nước và tổ chức đoàn DN tham gia các hội trợ, triển lãm ở nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU…

Được sự quan tâm của chính phủ, của các ngành, sự giúp đỡ tài trợ của các tổ chức quốc tế, đồng thời với sự năng động của bản thân các cơ quan cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại như Trung tâm Thông tin thương mại, cục Xúc tiến thương mại trực thuộc Bộ Công thương, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Một số DV cung cấp thông tin hỗ trợ dưới hình thức DV phi thị trường đã phát triển mạnh hỗ trợ đắc lực cho các DNTMNVV trong việc định hướng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và thị trường, đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ phát triển nhanh và ổn định của nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học, các DNTMNVV kinh doanh hàng XK ở Việt Nam đã bắt đầu tìm kiếm thông tin trên mạng. một số công ty đã bắt đầu tham gia cung cấp các DV thương mại điện tử như

công ty điện toán và truyền số liệu, công ty VASC, công ty Siebel, Cty Aibaba.com, công viên phần mềm Quang Trung…một số DN, đặc biệt là các DN trẻ đã xây dựng trang Web để quảng cáo bán sản phẩm qua mạng; một số Website đã thực sự tham gia vào quảng cáo và cung cấp thông tin hàng hóa.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, thực trạng phát triển các DV cung cấp thông tin hỗ trợ DNTMNVV vẫn còn bộc lộ những hạn chế sau:

Các ấn phẩm cung cấp thông tin về giá cả thị trường chỉ mới là những tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác quản lý, định hướng chính sách, chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu bán hàng của DNTMNVV, chưa dự báo được cho các ngành các địa phương và các DNTMNVV về những biến động trên thị trường của hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp.

Những thông tin về giá cả thị trường được cung cấp trên các trang Web do các DNTMNVV Việt Nam xây dựng chưa thật phong phú và chưa phải là thông tin cập nhật có tính thời sự cao để cho các DN khai thác. Ngoại trừ một số DN trẻ còn lại hầu hết các DNTMNVV gần như chưa tiếp cận với các DV cung cấp thông tin trên mạng Internet, Việt Nam net…

Một số nguyên nhân của những hạn chế trên:

Về DV cung cấp thông tin: Ngoài DV cung cấp thông tin trên mạng, còn lại hầu hết các hình thức cung cấp thông tin khác đều do các cơ quan của nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ thực hiện. Tuy các cơ quan này đã thực hiện rất tốt mảng cung cấp thông tin tham mưu cho các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách của nhà nước, riêng mảng cung cấp thông tin cho DN, cơ chế để thực hiện chưa rõ ràng, tách bạch, đây chính là nguồn gốc của một loạt vấn đề làm cho chất lượng của thông tin chưa cao và thực sự chưa thu hút được các DNTMNVV:

-Tuy việc cung cấp thông tin cho các DNTMNVV có thu phí nhưng chưa được hạch toán lỗ lãi nên chưa tạo ra động lực để nâng cao chất lượng chính sách.

- Các cơ quan này không phải chịu áp lực cạnh tranh với các đối tác khác. - Nguồn kinh phí tài trợ không đủ để có thể tổ chức điều tra và cập nhật thông tin thị trường một cách đầy đủ và kịp thời, nhất là nguồn thông tin từ thị trường nước ngoài.

- Chưa có một hình thức nào để đánh giá và hậu kiểm được hiệu quả tác động của các DV này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 72)