Hoàn thiện hệ thống thông tin chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 120)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

3.3.2.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh

tử trong điều hành kinh doanh

Do hệ thống thống tin của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hiện nay chưa đảm bảo được nguồn thông tin có chất lượng cần thiết đối với thị trường mặt hàng. Chính vì vậy xây dựng được hệ thống thông tin cần thiết về thị trường mặt hàng thế giới và trong nước là yêu cầu đặt ra đối với các DNTMNVV.

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một đơn vị nào, mạng lưới thông tin đóng một vai trò rất quan trọng, vì trong cuộc sống kinh tế thế giới ngày nay đang diễn ra sự bùng nổ thông tin và thông tin được coi là yếu tố cấu thành lực lượng xã hội. Thông tin kinh tế không chỉ có vai trò hỗ trợ mà nó còn đóng vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở những điều kiện khác nhau thì vai trò của thông tin kinh tế đối với các doanh nghiệp cũng khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường phát triển thông tin trở thành tất yếu khách quan cho sự tồn tại của các doanh nghiệp.

Muốn đứng vững trong cạnh tranh, doanh nghiệp có nhiều việc phải làm những trước hết phải thu nhận được một lượng thông tin kinh tế đủ lớn để ra các quyết định cần thiết cho quá trình kinh doanh tiến hành một cách thuận lợi. Có đủ thông tin sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp nào có đủ thông tin về nhũng vấn đề có liên quan đến việc kinh doanh của mình thì sẽ chiến thắng.

Chỉ có thể trên những cơ sở thông tin như vậy, các doanh nghiệp mới có thể tổ chức và hoàn thiện phương thức kinh doanh và hệ thống tiêu thụ hàng hoá phù hợp vói đặc điểm riêng của mình để đem lại hiệu quả tối đa có thể thực hiện được.

Trong nền kinh tế thị trường thì đầu ra do thị trường quyết định nhưng đầu vào phụ thuộc vào khả năng của mỗi doanh nghiệp, cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng các doanh nghiệp khác nhau có thể khai thác từ các nguồn hàng khác nhau. Hiện nay các đơn vị kinh doanh có thể khai thác trên phạm vu toàn cầu, nếu có những thông tin đầy đủ về thị trường thế giới thì có thể khai thác nguồn hàng với chi phí thấp nhất và tạo khả năng đem lại lợi nhuận tối đa. Do vậy bản thân các doanh nghiệp phải có trong tay mình những thông tin về giá cả sức lao động, giá cả mặt hàng kinh doanh… Từ đó có nhiều nơi khác nhau để đưa đến quyết định nơi mua, nơi bán có lợi nhất.

Dưới tác động của khoa học và công nghệ, mà đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm xuất hiện hình thức thương mại tiên tiến - Thương mại điện tử. Do lợi ích của thương mại điện tử ngày càng rõ rệt (tăng năng suất do đạt hiệu quả cao hơn trong việc quản lý mua sắm và dự trữ, do cải thiện được hệ thống kênh phân phối; tiết kiệm chi phí; giảm bớt rào cản; quảng cáo trực tuyến với khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới…), nên các doanh nghiệp rất chú trọng triển khai áp dụng và phát triển. Để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia hoạt động trên phạm vi toàn cầu đã triển khai áp dụng thương mại điện tử ngày càng rộng rãi, các doanh nghiệp của các nước cũng rất chú trọng vấn đề này. DNTMNVV của nước ta tuy quy mô còn nhỏ bé và hoạt động trên một thị trường hạn chế nhưng cũng phải chủ động áp dụng và phát triển thương mại điện tử nếu không sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Việc triển khai áp dụng thương mại điện tử có thể được tiến hành từng bước, từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu tư có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh, dưới hình thức mở trang Web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị trường và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản trị bên trong doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở hạ tâng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kế hợp đồng và thực hiện thành toán trên mạng.

Để phát triển thương mại điện tử, các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp sản xuất và thương mại cần chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000, HACCP và ISO 14.000… vì kinh doanh trên mạng đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn hoá sản phẩm và chất lượng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w