Cơ hội cho DNTMNVV trong quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 92)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

3.1.1.1. Cơ hội cho DNTMNVV trong quá trình hội nhập quốc tế

Những cơ hội chủ yếu do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho các DNTMNVV:

Một là, mở rộng thị trường cho DNTMNVV. Trong nền kinh tế hiện đại, mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường yếu tố đầu vào là vấn đề rất quan trọng đối với DN. Việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương về mở cửa, tự do hoá thương mại và đầu tư cũng như việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế gới như ASEAN, APEC và đặc biệt là WTO tạo điều kiện rất lớn cho các DN mở rộng thị trường sang các nước thành viên. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các DNTMNVV Việt Nam được đối sử bình đẳng theo nguyên tắc MFN và NT tại các nước thành viên. Chẳng hạn, sau khi gia nhập WTO, các DN dệt Việt Nam được hưởng lợi từ hiệp định về hàng dệt - may. Theo đó, thay vì phải chịu mức thuế suất nhập khẩu 15% - 30% đối với các nước đang phát triển như hiện nay thì các DNTMNVV được hưởng lợi từ những quy định về nhất thể hóa các sản

phẩm dệt may và hệ thống thương mại đa biên nên không phải chịu sự hạn chế về số lượng bắt đầu từ ngày 1/1/2005 đối với các nước thành viên WTO.

Ngoài ra, các DNTMNVV Việt Nam còn được hưởng những ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Với những lợi thế do WTO mang lại, các DNTMNVV Việt Nam sẽ có điều kiện để tăng cường tiếp thị tại các nước thành viên WTO, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Hội nhập kinh tế quốc tế còn là điều kiện để các DNTMNVV đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn, các DNTMNVV thủy - hải sản có thể mở rộng thị trường sang các nước thành viên WTO với thuế suất ưu đãi thay vì chỉ có thị trường truyền thống, thị trường khu vực như trước đây. Cùng với việc mở rộng không gian thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho hàng hóa của các DNTMNVV có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước, mà trước hết là các nước trong khu vực. Hiện nay, mức độ phát triển của các nước ASEAN khác nhau. Nền kinh tế của các nước ASEAN 6 phát triển hơn nền kinh tế Việt Nam một khoảng cách lớn. Các nước này có ngành sản xuất chế biến tương đối phát triển, xuất khẩu sang nhiều nước khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, tại các nước này, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, thị trường trong nước đủ mạnh để phát triển sản xuất trong nước, khả năng quản lý tiên tiến và một lực lượng lao động trẻ, có trình độ. Vì vậy, hội nhập kinh tế trong khối ASEAN sẽ là cơ hội để Việt Nam thâm nhập vào một thị trường rộng lớn, có trình độ phát triển cao hơn và có nhiều cơ hội để tiếp thu các kinh nghiệm và kỹ năng tiên tiến từ các nước này.

Hội nhập đem lại cơ hội to lớn cho DNTMNVV khi xem xét tính đa dạng của các mặt hàng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này. Các mặt hàng chính được xuất khẩu nằm trong các nhóm hàng thực phẩm, các hàng sản xuất phi kim loại và các hàng sản xuất khác (đồ gia dụng, quần áo, giày dép…). Điều đáng chú ý là các hàng xuất khẩu của các DNTMNVV chủ yếu thuộc các nhóm hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, chủ yếu từ yếu tố lao động rẻ, như trong ngành dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ gia dụng, thủ công mỹ nghệ…

Một cơ hội nữa mở ra cho các DNTMNVV là khả năng khai thác thông tin thị trường và tiếp thị. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu tuy không có lợi

thế về vốn, nhưng nếu biết khai thác các thông tin thị trường và marketing thì vẫn có thể xuất khẩu thành công. Để làm được điều này, bản thân các DNTMNVV phải chủ động và đầu tư ban đầu, tuy nhiên cũng một phần cần sự can thiệp và dịch vụ hỗ trợ của chính phủ cho xuất khẩu.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu có năng suất lao động (giá trị gia tăng trên một nhân viên) cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa không xuất khẩu, chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần. Ngoài ra, hàm lượng vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu (đo bằng tài sản trên một công nhân) còn rất thấp. Quy mô doanh nghiệp (tính trên số nhân viên trung bình) ảnh hưởng nhiều đến khả năng xuất khẩu, có thể do tính kinh tế của quy mô cũng như do các doanh nghiệp quy mô lớn có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư cho các hoạt động xuất khẩu (bao gồm đầu tư cho sản xuất, công nghệ cũng như cho công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu). Điều này cũng ngụ ý rằng các công ty xuất khẩu thành công có khuynh hướng chuyển dần ra ngoài loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dưới góc độ cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể thấy rằng công ty TNHH và cổ phần chiếm tỷ trọng đa số trong các công ty xuất khẩu (hơn 60%), còn các loại hình sở hữu khác chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu, có đến hơn một nửa nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa có xuất khẩu ở Hà Nội đứng thứ hai, nhưng cũng chỉ bằng dưới 1/3 số lượng ở thành phố Hồ Chí minh. Điều này chứng tỏ năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như môi trường ở các thành phố lớn tạo điều kiện tốt cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo một khảo sát gần đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng xuất khẩu cũng có điều kiện tiếp cận thông tin tốt hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác và cũng có cách nhận thức và chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập so với các công ty không định hướng xuất khẩu. Điều này lại lần nữa khẳng định các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu sẽ ở vào vị trí tích cực để khai thác các lợi thế của hội nhập trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa không định hướng xuất khẩu sẽ gặp phải nhiều thách thức do thiếu năng lực cạnh tranh, thiếu hiểu biết và chuẩn bị cho hội nhập

Hai là, được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp. Việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương cũng như tham gia các tổ chức khu vực quốc tế trong tiến trình hội nhập sẽ tạo điều kiện nâng cao vị thế của các danh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, DNTMNVV nói riêng được đối xử bình đẳng, được tiếp cận thương mại bình đẳng như doanh nghiệp ở các nước thành viên khác theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Ngoài ra, quá trình hội nhập kinh tế, mà đặc biệt là việc gia nhập WTO sẽ tránh được các biện pháp phân biệt đối xử của các nước lớn đối với các nước còn bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam

Ngoài ra khi có tranh chấp thương mại, các doanh nghiệp được sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO để giải quyết, nhờ đó mà hạn chế được sự chèn ép của các công ty hay chính phủ của các nước khác. Đây là cơ hội rất quan trọng đối với các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và đặc biệt là đối với các DNTMNVV - vốn có nhiều yếu thế trong việc giải quyết tranh chấp thương mại

Ba là, các DNTMNVV được hưởng lợi từ việc “thuận lợi hóa” thương mại và đầu tư ngay trên “sân nhà”

Trong quá trinh hội nhập kinh tế, nước ta phải thực hiện việc công khai hóa, minh bạch hóa các chính sách, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, đáp ứng các yêu cầu công khai, minh bạch, dễ dự đoán của “luật chơi quốc tế”. Trên tinh thần đó, thể chế, bộ máy quản lý và các thủ tục hành chính được đổi mới theo hướng đơn giản hóa, thuận lợi hóa, phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ doanh nghiệp. Nhờ đó, các DNTMNVV không chỉ thực hành nhanh các thủ tục, tiếp cận nhanh các nguồn lực mà còn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc trong quá trình gia nhập, tiếp cận và tham gia thị trường. Như ông Mike Moore - cựu tổng giám đốc WTO đã từng nói trong chuyến thăm Việt Nam ngày 11-4-2005: WTO sẽ tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch hơn, dễ tiên đoán hơn và hạn chế tham nhũng cho bảm thân các nước thành viên.

Việc tạo lập môi trường kinh doanh công khai, minh bạch và có thể dự đoán trước là điều hết sức quan trọng đối với các DNTMNVV trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn lưc, hoạch định chiến lược và tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng thêm các cơi hội kinh doanh cho DNTMNVV. Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trên cơ sở các cam kết song phương và đa phương về mở của nền kinh tế, cắt giảm thuế quan, dành cho nhau quy chế tối huệ quốc và thực hiện quy chế đối xử quốc gia…Do vậy, các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh cả trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức: liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, thầu phụ, huy động vốn từ bên ngoài, Việc mở cửa nền kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư…sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà kinh doanh từ bên ngoài. Chẳng hạn, với việc cải thiện môi trường đầu tư trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, số dự án (chủ yếu là các doanh nghiệp) tăng lên từ 281 dự án năm 1998 lên 1.171 dự án năm 2008 (chưa kể 311 dự án đăng ký tăng vốn). Sự gia tăng các dự án đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho các DNTMNVV tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh trên nhiều mặt: cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, hợp tác cung cấp đầu vào, tham gia vào khâu phân phối sản phẩm…Như vậy, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hóa của các DNTMNVV trong nước, tạo ra thị trường làm thuê, nhân gia công, chế tác, cung cấp linh kiện, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Năm là, tạo điều kiện để các DNTMNVV tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý. Quá trình hội nhập càng sâu thì cạnh tranh càng gay gắt nên đã tạo động lực để các DNTMNVV đổi mới thiết bị công nghệ để chiến thắng trong cạnh tranh. Ngoài ra, hội nhập kinh tế mở cửa cho các DNTMNVV tiếp cận với thị trường công nghệ mở rộng khắp toàn cầu, thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến. Nhờ đó trình độ công nghệ của các doanh nghiệp này ngày càng được nâng cao.

Ngoài ra, các DNTMNVV có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến và có thể học hỏi được kinh nghiệm quản lý thông qua các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thông qua sự cọ sát với các mô hình đầu tư, kinh doanh từ bên ngoài, ý thức, năng lực, trình độ của các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý DNTMNVV sẽ được nâng cao. Theo nhận định của Chủ tịch hội đông quản trị ngân hàng Sacombank, trong quá trình hội nhập và đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc kinh doanh trên thị trường mở, là cơ hội để cọ sát và trưởng thành hơn.

Sáu là, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng tính năng động, hiệu quả của các DNTMNVV. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các DNTMNVV được đặt trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để có thể tồn tại, các doanh nghiệp không ngừng vươn lên, tích cực đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ…Môi trường cạnh tranh đã tạo cho các doanh nghiệp sự năng động, sáng tạo hơn. Đồng thời, trong điều kiện kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, còn các soanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả sẽ bị loại bỏ.

Như vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tạo ra môi trường cho các DNTMNVV hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn mà còn tạo động lực mạnh thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w