Hỗ trợ tài chính các DNTMN

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 61)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

2.2.1.Hỗ trợ tài chính các DNTMN

Vốn và vay vốn luôn là một khó khăn của các DNTMNVV. Bởi vì các DNTMNVV thường là các DN mới thành lập, chưa có bề dày và uy tín trên thương trường, lại thiếu tài sản thế chấp khi muốn vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Chính phủ và các tổ chức tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc đơn giản hóa các thủ tục vay vốn nhằm giúp các DNTMNVV tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng hơn. Một số địa phương đã có những hoạt động tích cực trong hoạt động trợ giúp cho các DNTMNVV tiếp cận đến các nguồn vốn như: Thành lập Quỹ đầu tư phát triển để các DNTMNVV vay vốn với lãi xuất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi xuất đầu tư; Thông qua các Quỹ tín dụng nhân dân để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để cho các DNTMNVV vay phát triển; Dùng ngân sách của địa phương để hỗ trợ các DN có dự án đầu tư được duyệt, hoặc hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư; tạo điều kiện cho các DNTMNVV tiếp cận các nguồn vốn qua các kênh chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển,các ngân hàng thương mại, vốn nhàn rỗi từ kho bạc Nhà nước.

Các hình thức DV phong phú, đa dạng ngày càng đáp ứng với tốc độ phát triển cao của nền kinh tế. Trong đó có những DV ra đời nhằm hỗ trợ cho các DNTMNVV tham gia xuất khẩu hàng hóa sản xuất trong nước, như DV tài trợ xuất

khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng cho DNTMNVV, cho thuê tài chính, bảo hiểm tỷ giá…

Hoạt động thanh toán của ngân hàng đã được cải thiện nhiều, DV thanh toán biên mậu đã đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất nhập khẩu của các DNTMNVV qua biên giới Việt Trung; DV thanh toán không dùng tiền mặt có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là hình thức chuyển tiền và thanh toán qua ngân hàng điện tử, một hình thức trả tiền nhanh, an toàn, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, đáp ứng với sự tăng mạnh khối lượng hàng hóa, DV trao đổi trong nước cũng như nước ngoài trong thời gian gần đây.

Với những nỗ lực đó, hiện đã có 39.421 DN có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, trong đó DNTMNVV chiếm 86%. Dư nợ cho vay đối với các DN chiếm 67% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với các DNTMNVV chiếm 47% tổng dư nợ cho vay các DN. Tỷ lệ các DNTMNVV tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng ở mức không cao (khoảng 30% tổng số các DNNVV).

* Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực trên, thực trạng trợ giúp các DNTMNVV tiếp cận các nguồn tín dụng còn nhiều hạn chế.

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến hỗ trợ cho DNTMNVV đang còn nghèo nàn, chất lượng hạn chế. Một số DV mới ra đời nhằm khắc phục những hạn chế về vốn, yêu cầu về tài sản thế chấp, rủi ro cao của các DNTMNVV như DV thuê tài chính (leasing), bảo hiểm tỷ giá, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm tín dụng XNK là cực kỳ quan trọng giúp DNTMNVV tham gia tích cực hơn vào hoạt động XK, nhưng hiện nay các DNTMNVV hầu như chưa tiếp cận và khai thác được các DV này.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến hỗ trợ cho DNTMNVV thông qua việc tái cấp các nguồn vốn tín dụng ngắn hạn nhờ chiết khấu bộ chứng từ XK là DV tài chính phát triển nhất hiện nay để hỗ trợ cho XK, nhưng thực hành nghiệp vụ này trong thực tế còn nhiều vướng mắc như đã nêu ở phần trên.

Thứ ba, nguồn vốn trung và dài hạn tài trợ cho DNTMNVV đang còn thiếu, thủ tục nặng nề cứng nhắc, các DNTMNVV hiện nay rất khó vượt qua, hơn nữa lãi suất của vốn vay đầu tư lại quá cao. Với lãi suất ưu đãi là 0,6% tháng thì lãi suất

một năm đã là 7,2%, quá cao so với lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của DNTMNVV. Cho đến nay có rất ít các dự án đầu tư cho kinh doanh hàng XK của các DNTMNVV, nhất là các DN ngoài quốc doanh được vay hệ thống ngân thương mại của nhà nước. Qũy hỗ trợ phát triển của quốc gia được thành lập chính là để hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư ưu đãi đã vay vốn thực hiện ở các ngân hàng thương mại đặc biệt là các dự án kinh doanh hàng XK của DNTMNVV, nhưng cũng do những vấn đề về thủ tục và vướng mắc này nên giá trị bù đắp lãi suất của quỹ này cho các DNTMNVV không đáng kể, 11% so với 89% của DN lớn.

* Những hạn chế này bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

Nguyên nhân thứ nhất là từ thể chế và môi trường phát triển. Tuy thị trường các DV tài chính của ta hiện nay đã được mở cửa, đã có các ngân hàng cổ phần, các quỹ tín dụng tư nhân, các văn phòng và chi nhánh của ngân hàng nước ngoài nhưng chính sách, cơ chế và thủ tục cho vay vẫn còn rất nặng nề, cứng nhắc:

- Ngoài việc mua hàng nhập khẩu theo hợp đồng, nhập và phân phối nguyên liệu đầu vào cho khu vực sản xuất, tất cả các nhu cầu tín dụng khác, các DNTMNVV chỉ có thể vay bằng tiền Việt Nam với lãi suất cao, thời hạn phải trả nợ ngắn.

Lãi suất vay vốn kinh doanh dài hạn và trung hạn quá cao. Hiện nay một dự án kinh doanh hàng XNK thông thường phải vay vốn tiền Việt với lãi suất 0,6% tháng và 7,2% năm như đã nêu trên, thời hạn trả nợ thường là 10 năm. Như vậy, dự án phải trích được từ nguồn vốn khấu hao và lợi nhuận ròng trên 17,2% so với tổng số vốn vay thì mới khả thi. Hiện nay rất ít có dự án đầu tư nào đặc biệt là kinh doanh hàng XNK có thể đáp ứng được yêu cầu này.

- Một yêu cầu bắt buộc hiện nay của việc cho các DNTMNVV vay vốn theo các dự án đầu tư là DN phải có tài sản và vốn tự có hợp pháp tham gia vào dự án ít nhất là 30% tổng mức đầu tư mới được vay. Các nhu cầu vay khác cho kinh doanh kể cả kinh doanh hàng XNK, nếu không được các dự án đầu tư được phê duyệt, các DNTMNVV phải có tài sản hoặc hàng hóa thế chấp, cầm cố trên 100% giá trị món vay mới được cung cấp tín dụng. Đây là một yêu cầu khắt khe, với thực trạng hiện nay của các DNTMNVV, đồng thời với tiến trình chậm chạp và phức tạp của việc cấp giấy chứng nhận hợp pháp các loại tài sản cho DNTMNVV hiện nay thì rất ít có

DNTMNVV nào có đủ điều kiện để vay vốn đầu tư. Chưa tính đến các khó khăn trong các khâu phê duyệt, thẩm định ở ngân hàng và ở các ngành và các cấp chính quyền.

Ở một mức độ nào đó vẫn còn chính sách bao cấp, độc quyền trong KD của hệ thống ngân hàng và các thể chế tín dụng của nhà nước, nên các DV tín dụng vẫn nặng về thủ tục hợp pháp, nặng về trách nhiệm tập thể và thực hiện theo mệnh lệnh, chữ ký, thậm chí là quan hệ của cấp trên. Vì vậy, chiến lược “tìm kiếm khách hàng” của hệ thống ngân hàng hầu như chưa được quan tâm thực hiện. Các NHTM đặc biệt là NHTM quốc doanh xem công tác Marketing, tư vấn, giúp đỡ khách hàng để khai thác nhu cầu của các DNTMNVV là một cái gì đó lạ lùng và xa vời; thậm chí còn ngược lại tạo ra nhiều thủ tục giấy tờ, hạch sách, gây khó khăn cản trở.

Nguyên nhân thứ hai là từ sự tồn tại phân biệt đối xử của các nhà cung cấp DV tài chính giữa các DNNN và DN tư nhân mà chủ yếu là DNTMNVV đang còn nặng nề trong đôi ngũ cán bộ của các ngân hàng quốc doanh. Để đầu tư phát triển các dự án kinh doanh, đặc biệt kinh doanh hàng XNK, các DNTMNVV ngoài quốc doanh hầu như không được vay tín chấp hoặc dùng tài sản hình thành mới để thế chấp. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ các NH đặc biệt là NHTM quốc doanh đang chiếm ưu thế trên thị trường ngân hàng, nếu gặp rủi ro khi tài trợ đối với DNNN có thể được xem xét xử lý chỉ cần có đủ thủ tục, chữ ký và đúng quy trình.

Nguyên nhân thứ ba là từ những vướng mắc và bất cập trong các quy định về tín dụng: Ví dụ như trong quy định về tài trợ XNK: DN muốn được tài trợ XNK trước khi giao hàng phải có hợp đồng XNK và phải có L/C của người nhập khẩu. Quy định này đặc biệt khó khăn đối với các DN kinh doanh hàng XNK. Các DN phải thu mua, bảo quản, dự trữ hàng hóa đặc biệt đối với một số hàng hóa là sản phẩm nông sản, trái cây do tính chất thời vụ, DN phải huy động tối đa nguồn vốn để thu mua trong một thời gian ngắn (từ 2 - 3 tháng) thời gian từ khi thu mua hàng đến khi xuất bán được hàng là tương đối dài. Nếu không ký hợp đồng bán trước và yêu cầu người nhập khẩu mở L/C trước thì không được tài trợ tín dụng. Nếu ký trước và yêu cầu mở L/C trước thì có thể sẽ không giao hàng kịp thời hạn và khả năng thiệt thòi về giá bán là rất lớn. Hoặc DN muốn được tài trợ tín dụng sau khi giao hàng phải có hối phiếu hợp lệ, quy định này lại vô tình làm hạn chế các hình thức thanh

toán, buộc người bán hàng và người mua hàng chỉ được thanh toán theo một hình thức duy nhất là phát hành L/C có hối phiếu đi kèm chứng từ.

Phân tích cả hai mặt của vấn đề có thể thấy rằng những quy định là không sai nhưng còn cứng nhắc và máy móc, phần nào hạn chế khả năng của DN trong việc tiếp nhận nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo chính sách khuyến khích của nhà nước. Quy chế này cần thiết phải mở rộng ra cho các loai chứng từ khác của lô hàng như chứng từ nhập kho (tài trợ tín dụng trước khi giao hàng) hoặc vận đơn hàng hóa (tài trợ tín dụng sau khi giao hàng) và các chứng từ bảo hiểm cần thiết khác.

Quỹ bảo lãnh tín dụng ra đời chính là nhằm khắc phục khó khăn về tài sản cầm cố và thế chấp cho DNTMNVV khi vay vốn, nhưng chính quỹ này lại yêu cầu DN phải có tài sản thế chấp mới được bảo lãnh. Vì vậy, có thể nói cơ chế, chính sách tín dụng đối với DNTMNVV ở Việt Nam, trong một chừng mực nào đó vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn.

Nguyên nhân thứ tư là từ những hạn chế của DNTMNVV

Chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến hỗ trợ cho DNTMNVV tuy rất cần thiết đối với DNTMNVV nhưng các ngân hàng thương mại thường ngại cung cấp cho các DN này bởi lý do sau:

- Các DNTMNVV quy mô nhỏ, nhân lực trình độ thấp, KD kém hiệu quả - Các hợp đồng và các món vay của DNTMNVV thường nhỏ lẻ, vụn vặt, không thường xuyên, thủ tục ít chặt chẽ, đồng thời chưa có chính sách nào bảo lãnh cho các DN này

- Các DNTMNVV không đủ độ tin cậy và rủi ro cao. Một số các DV tài chính khác như cho thuê tài chính (leasing), bảo hiểm tỷ giá, bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh tín dụng XNK chỉ mới bắt đầu triển khai hoặc đang trong quá trình thử nghiệm trong thời gian ngắn nên chất lượng DV đang còn rất thấp, các DNTMNVV Việt Nam hầu như chưa nhận thức hết sự cần thiết và những lợi ích của nó trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 61)