Hỗ trợ về mặt bằng và địa điểm kinh doanh cho DNTMN

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 63)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

2.2.2. Hỗ trợ về mặt bằng và địa điểm kinh doanh cho DNTMN

Một số địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng kinh doanh cùng các dịch vụ hạ tầng với thủ tục nhanh chóng và chi phí hợp lý, thông qua xây dựng khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, DNTMNVV với đặc thù kinh doanh

thương mại nên rất khó triển khai các hoạt động của mình theo các cụm công nghiệp. DNTMNVV cần mặt bằng kinh doanh ở những khu tập trung dân cư, nơi thuận tiện giao thông, cần mặt bằng và cơ sở vật chất để sơ chế, bảo quản hàng hóa khi thu mua ở các vùng sản xuất (đối với các mặt hàng nông sản). Trong khi đa số các tỉnh, thành phố chưa có quy chế hỗ trợ mặt bằng kinh doanh cho DNTMNVV theo điều kiện của từng địa phương, việc huy động quỹ đất đáp ứng cho các DNTMNVV còn chậm và kém hiệu quả. Nhiều địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cho DNTMNVV còn chậm nên khó khăn trong việc thế chấp khi vay vốn của các tổ chức tín dụng.

* Hạn chế trong trợ giúp về mặt bằng kinh doanh, cụ thể như sau:

Việc tiếp cận với quyền sử dụng đất làm mặt bằng kinh doanh vẫn là vấn đề khăn nhất đối với DNTMNVV. Diện tích đất nhà nước có thể cho thuê quá ít so với nhu cầu ở một số tỉnh, thành phố tập trung nhiều DNTMNVV (ví dụ, ở Hà Nội, từ năm 1994 tới năm 2002 chỉ có 376 DN dân doanh thuê được đất của Nhà nước để làm mặt bằng kinh doanh, trong khi đó chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2002 đã có thêm ít nhất 400 DN có nhu cầu thuê đất). Điều tra của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho thấy 66,7% DN gặp quá nhiều khó khăn trong tìm kiếm mặt bằng kinh doanh, 44,4% không đủ kiên nhẫn vì thủ tục vòng vèo, không rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan Nhà nước. Hầu hết các DNTMNVV thường sử dụng mặt bằng có sẵn của gia đình hoặc đi thuê với giá cao để làm mặt bằng kinh doanh.

Tình hình cũng tương tự ở các địa phương khác, nhất là ở các thành phố và vùng đô thị. Tại cuộc họp mặt của Thủ tướng Chính phủ với DN ngày 25/3/2003 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện DN đều cho rằng trình tự, thủ tục và điều kiện để DN thuê đất không được quy định, còn tùy tiện, không thống nhất và rất tốn kém; DN phải “chạy” đến hàng chục cơ quan nhà nước thuộc 3 cấp, mất từ 1,5 đến 5 năm mới xong được một dự án.

Đại đa số DNTMNVV dân doanh đang phải tự tìm kiếm đất đai làm mặt bằng kinh doanh, làm tăng chi phí đầu tư của DN. Để có mặt bằng kinh doanh, DN phải thuê lại đất có sẵn của người khác làm mặt bằng kinh doanh, hoặc rất ít DNTMNVV thuê được mặt bằng với cơ quan nhà nước.

Luật đất đai sửa đổi năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai vừa ra đời, được đánh giá là một trong những nghị định chi tiết nhất và dài nhất trong số các nghị định được ban hành từ trước tới nay. Điểm mới nổi bật nhất, là dàn dựng lại một khung giá mới về đất giao cho DN. Khung giá này đảm bảo quyền lợi của DN, đảm bảo tính chủ động phát triển của DN, đồng thời đề ra những cơ chế nhằm ngăn chặn những điều mà DN không được phép làm đối với đất đai. Ví dụ, DN găm đất sẽ bị thu hồi ngay. Những dự án chỉ san nền xong rồi biến đổi mục đích sử dụng, như dự án xây khu công nghiệp biến thành khu căn hộ, dự án xây chung cư biến thành khu chia lô, đều bị thu hồi. UBND xã, phường và cán bộ địa chính xã, phường từ nay phải có trách nhiệm phát hiện những trường hợp nói trên. Nếu không phát hiện, không ngăn chặn, không báo cáo, họ sẽ bị kỷ luật thích đáng. Tuy nhiên những chính sách trên cũng mới chỉ tập trung chủ yếu cho khu vực doanh nghiệp sản xuất, chưa có những chính sách cụ thể cho đối tượng là DNTMNVV.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 63)