Những khó khăn, thách thức đối với DNTMNVV Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92 - 94)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

3.1.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với DNTMNVV Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

quá trình hội nhập quốc tế

Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi nêu trên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng tạo ra những khó khăn, thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và đặc biệt là đối với các DNTMNVV nói riêng. Những khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp này là:

Thứ nhất, các DNTMNVV phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài có năng lực cao hơn. So với các doanh nghiệp trong nước, phần lớn các DN đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều có tiềm lực tài chính mạnh hơn, có hàng hóa chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, có công nghệ phân phối tiếp thị tốt hơn, có kinh nghiệm quản lý tốt hơn…Hơn nữa, các DNTMNVV Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp lâu nay thuộc ngành được bảo hộ cao, những ngành mà trình độ của doanh nghiệp của ta còn thấp, hoặc mới hình thành…sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, viễn thông…sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi đây cũng là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế cạnh tranh rất lớn.

Như vậy, quá trình hội nhập sâu hơn nữa của nền kinh tế sẽ làm cho các DNTMNVV trong nước có nguy cơ bị cạnh tranh chèn ép, có thể bị mất thị phần, mất thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ngay trên “sân nhà”. Ngoài ra, các DNTMNVV còn có nguy cơ bị cạnh tranh mạnh về thu hút yếu tố đầu vào: bị tranh giành nguồn vốn, nhân công tay nghề cao, chất xám, thậm chí hệ thống phân phối,

kênh phân phối chịu sự cạnh tranh, thay thế bởi các kênh phân phối của doanh nghiệp nước ngoài …Khi không thắng trong cuộc cạnh tranh này thì sẽ xuất hiện nguy cơ có nhiều DNTMNVV không thể phát triển được, phải thu hẹp thị trường và thậm chí khó lòng tồn tại được. Các DNTMNVV còn có nguy cơ bị thôn tính, bị mua lại.

Thứ hai, các DNTMNVV Việt Nam đối mặt với khó khăn là nền kinh tế còn ở trình độ phát triển thấp, khoảng cách chênh lệch với các nước trong khu vực và trên thế giới còn rất lớn.Trong khi đó, sự chuyển đổi nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra khá nhanh làm cho các doanh nghiệp rất khó ứng phó. Nghiên cứu lịch trình thực hiện AFTA có thể thấy việc thực hiện lịch trình giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi quan thuế theo CEPT/AFTA của Việt Nam là rất gấp rút và số lượng các mặt hàng phải cắt giảm thuế lớn. Vì chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, với nhận thức chưa đầy đủ, các doanh nghiệp trong nước phần nào đã bị sốc và thua thiệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ ASEAN nói riêng.

Bản thân các DNTMNVV cũng có những hạn chế, bất lợi. Một trong những bất lợi thế của các DNTMNVV của Việt Nam đó là loại hình doanh nghiệp này có lịch sử phát triển không dài. Những kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh tích lũy được còn hạn chế. Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu của các DNTMNVV có tỉ trọng nguyên vật liệu cao, hoặc là hàng sơ chế. Chất lượng và mẫu mã hàng hóa, hiểu biết về thị trường xuất khẩu, kỹ năng đàm phán, giao dịch, chiến lược phát triển và xúc tiến thương mại là những điểm yếu gắn liền với trình độ phát triển sơ khai của nền kinh tế. Đồng thời, nhiều mặt hàng của các DNTMNVV của Việt Nam cũng là những mặt hàng mà các nước ASEAN có thế mạnh.

Thứ ba, các DNTMNVV phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là các hàng hóa tương tự với Trung Quốc, Thái Lan: như dệt may, nông sản. Khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam là khả năng cạnh tranh thấp, ngay cả khi so sánh với doanh nghiệp các nước ASEAN, xét về các tiêu chí như giá cả, chất lượng, mẫu mã, hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng, vốn, thị trường tiêu thụ…Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang gặp phải những khó khăn mang tính cơ cấu như năng suất thấp, hạn chế về diện tích canh tác, khả năng khai thác, đánh bắt. Các DNTMNVV còn hạn chế trong việc

khai thác thị trường và tìm kiếm khách hàng xuất khẩu. Các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh về tỉ lệ sử dụng lao động hay giá lao động rẻ cũng phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực. So với các nước trong khu vực, hiệu quả đầu tư của Việt Nam ở mức rất thấp. Hơn nữa, cơ cấu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam không khác nhiều so với các mặt hàng của các nước ASEAN khác, tức mang tính cạnh tranh nhiều hơn là bổ xung. Các mặt hàng tương tự của các nước ASEAN thường có khả năng cạnh tranh cao hơn với công nghệ hiện đại hơn. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, các hàng nguyên vật liệu thô, hải sản chưa chế biến, hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhưng các mặt hàng này lại hưởng lợi rất ít từ việc thực thi CEPT.

Thách thức to lớn của hội nhập trong đẩy mạnh xuất khẩu đối với DNTMNVV là các hạn chế về nguồn nhân lực và khả năng tiếp cận tín dụng. Các DNTMNVV và các hộ kinh doanh đặc biệt hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng, dẫn tới giảm khả năng đầu tư vào mở rộng quy mô hoạt động, tiếp cận thị trường và cải tiến công nghệ. Về nguồn nhân lực, trình độ quản lý và chuyên môn trong các DNTMNVV ở Việt Nam còn rất hạn chế, bao gồm kỹ năng, phương pháp làm việc và trình độ ngoại ngữ. Điều này sẽ là cản trở lớn đối với khả năng hội nhập quốc tế của các DNTMNVV.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w