Hoàn thiện chính sách cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 107)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

3.3.1.3 Hoàn thiện chính sách cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo

Trong kinh doanh thương mại, đối với các DNTMNVV Việt Nam, các DV tư vấn đóng một vai trò rất quan trọng, nó tư vấn cho các DNTMNVV tiếp cận các nguồn vốn cần thiết; Tư vấn hỗ trợ DNTMNVV tham gia hội chợ, triển lãm, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước; Tư vấn về quản lý, tư vấn về kỹ thuật, tư vấn về nghiệp vụ thương mại và nghiệp vụ kinh doanh XNK; Tư vấn cho các DNTMNVV về các rào cản kỹ thuật và luật định thương mại của các quốc gia; Hướng dẫn xây dựng thương hiệu hàng hóa, xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường; Tư vấn về thanh quyết toán, về tranh chấp thương mại trong và ngoài nước…

DV giáo dục và đào tạo đối với các DN kinh doanh thương mại nhất là đối với các DNTMNVV ở các nước đang phát triển như Việt Nam là rất quan trọng, vì lực lượng lao động và nhân sự của các DN này thường là có tay nghề và trình độ thấp. Cạnh tranh quốc tế đã chuyển từ cạnh tranh về giá cả sang chất lượng và tính linh hoạt, điều đó có nghĩa là nhân công trình độ thấp và giá rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh nữa. Nhiều nền kinh tế thuộc các quốc gia đang phát triển bị hạn chế lớn do không có một đội ngũ lao động tay nghề cao, do hệ thống giáo dục phần lớn chỉ cung cấp những kiến thức cũ của chương trình đào tạo trong nước vốn rất hạn chế. Kết quả làm giảm hiệu quả KD bởi các nhà quản lý không tìm được người lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề đủ đáp ứng. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp KD hàng XK, rủi ro trong KD rất cao, một trong những giải pháp quan trọng

để làm giảm tối đa các rủi ro này là nâng cao trình độ, khả năng hiểu biết sâu rộng và phẩm chất cho nhân lực của DNTMNVV.

* DV tư vấn

Để phát triển DV tư vấn cho DNTMNVV cần có một số giải pháp cơ bản về những vấn đề sau:

- Môi trường luật pháp và chính sách phát triển: Bộ tài chính cần phải chính thức hóa và hợp pháp hóa những chi phí của DN khi mua những DV này. Hiện nay, chưa có các chính sách khuyến khích phát triển cung và các quá trình cung cấp DV tư vấn thường diễn ra một cách không chính thức.

- Các hoạt động kích cầu về DV tư vấn cần hướng về tương lai, cần tập trung thuyết phục khách hàng về tầm quan trọng của DV này đối với khả năng cạnh tranh của họ, đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày càng tăng hiện nay, từ đó khuyến khích các DN thuê ngoài các DV này. Cần phải làm cho các nhà quản lý các DNTMNVV nhận thức được rằng: Việc sử dụng bộ máy của mình để thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình KD, nếu nhìn nhận một cách dơn giản thì như có vẻ là giảm chi phí nhưng thực chất chi phí có thể rất lớn so với thuê ngoài vì khả năng hiểu biết của bộ máy nhân lực là có hạn, thiếu hẳn những trang thiết bị chuyên dùng cần thiết, nhất là các thiết bị thông tin, tính chuyên môn cũng không cao. Hơn nữa họ sẽ rất lãng phí cho việc huy động bộ máy của mình cho những công việc không phải là thiết yếu ảnh hưởng tiến độ kinh doanh. Ngoài ra để kích cầu cần có một số giải pháp như đã nêu trên là chính thức hóa và hợp tác hóa các chi phí mua ngoài DV tư vấn; giảm thuế cho người cung để giảm giá bán DV; hướng cung vào các nhu cầu sát thực của DN…

Việc thực hiện chặt chẽ hơn luật bản quyền cũng có thể làm tăng lòng tin của người tiêu dùng về việc họ có thể nhận được nhiều lợi ích từ các mẫu sản phẩm mới.

* DV đào tạo

Bên cạnh những tiềm năng to lớn như lao động dồi dào, thông minh, khéo tay, chịu khó, ham học hỏi và nhanh chóng tiếp thu tri thức và công nghệ…Nguồn nhân lực trong các DN Việt Nam đặc biệt là DNTMNVV còn bộc lộ những hạn chế và những thách thức lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước cụ thể như:

tác phong và tư duy của người SX nhỏ chưa quen với điều kiện nền kinh tế thị trường, thói quen mạnh ai nấy làm, thiếu sự hợp tác chia sẻ và thiếu ý thức làm việc theo nhóm, thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn làm việc hợp lý và hiệu quả…

Những hạn chế lớn nhất của nguồn nhân lực hoạt động thương mại của nước ta đặc biệt là các DNTMNVV thể hiện trên các mặt: Thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế, về thương mại quốc tế, về toàn cầu hóa và tự do hóa, thiếu các kỹ năng chuyên môn cơ bản và không biết sử dụng các thông tin hiện đại để có thể xâm nhập thị trường quốc tế. Thiếu sự hợp tác và có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong KD, tư duy “buôn chuyến” và thói quen chạy theo các “phi vụ” làm ăn, chỉ nghĩ đến các lợi ích trước mắt vẫn khá phổ biến trong các DNTMNVV Việt Nam…Những hạn chế này cần được nhìn nhận một cách sâu sắc và đầy đủ khi xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng như đào tạo nguồn lực hoạt động thương mại và của đất nước nói chung và cho DNTMNVV nói riêng:

Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả các DV đào tạo nguồn nhân lực cho DNTMNVV:

- Có kế hoạch, quy hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho phát triển DNTMNVV theo chiến lược phát triển DNNVV trong thời gian tới, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay và đáp ứng yêu cầu phát triển của các DNNVV, đặc biệt là DNTMNVV.

- Chú trọng đào tạo lực lượng nòng cốt, đặc biệt là các giám đốc, bộ phận quản lý giỏi về thị trường, giao dịch, đàm phán …...

- Chú trọng việc nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng đào tạo cũng như tăng cường năng lực các tổ chức đào tạo như các viện, các trường đại học và các trường đào tạo nghề…

- Đa dạng hóa loại hình và phương pháp đào tạo, áp dụng các phương pháp đào tạo tiên tiến, sử dụng các phương tiện đào tạo điện tử…

- Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo của các DNTMNVV hay hướng dẫn, giúp đỡ để các DN này tiếp cận được các nguồn tài trợ khác…

- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cho DNTMNVV do các chuyên gia của Việt Nam hay nước ngoài giảng dạy

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật cho các DNTMNVV;

- Tạo điều kiện cho các DNTMNVV tham quan, khảo sát thị trường nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lý KD của các nhà XK thành công…

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ và đào tạo quản lý cho các DNTMNVV Việt Nam thông qua các hợp đồng thầu phụ…

- Khuyến khích các DNTMNVV tham gia các chương trình đảo tạo quản lý, đào tạo về nghiệp vụ và thị trường, đào tạo về sở hữu trí tuệ, về môi trường và chất lượng… thông qua các biện pháp và chính sách về thuế, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ về tín dụng, suy tôn những DN có đội ngũ nhân lực giỏi; .…

- Khuyến khích các hình thức hợp tác đào tạo giữa các DN và các cơ sở đào tạo nghề của cả khu vực nhà nước và tư nhân, cả trong nước và quốc tế. Tranh thủ tối đa các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ.

- Tăng cường hình thức đào tạo tay nghề kỹ thuật qua việc DN đứng ra bảo lãnh và tổ chức XK lao động cho công nhân của mình (Một thực trạng hiện nay, những người đi lao động nước ngoài, nhất là lao động ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản phải nộp rất nhiều tiền để chạy chọt và tự bảo lãnh cho mình, nhưng đổi lại các DN trong nước không tận dụng được gì tay nghề của các lao động này khi về nước)

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 107)