13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
3.3.2.8 Xúc tiến xuất khẩu
Các doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác xúc tiến thương mại. Bao gồm các hoạt động như: Nghiên cứu, phát triển, mở rộng thị trường và sản phẩm; Thu thập, nắm bắt và xử lý thông tin liên quan đến mặt hàng, đến lĩnh vực kinh doanh của mình; Tư vấn, kiến nghị với các cơ quan hoạch định chính sách về những vấn đề vướng mắc của cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-thương mại; Tham vấn với các
doanh nghiệp bạn hàng, các hiệp hội ngành hàng về những vấn đề cần thiết để mở rộng thị trương, khuyếch trương sản phẩm…; Tham gia hội chợ, triển lãm thương mại để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình; Cử các đoàn kinh doanh đi khảo sát, nghiên cứu thị trường, giao dịch với bạn hàng…; Thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh, thành lập công ty, hoặc cửa hàng bán thử sản phẩm ở nước ngoài; Không ngừng đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, kinh doanh; Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong khu vực…
KẾT LUẬN
DNTMNVV đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, của lĩnh vực thương mại nói riêng đặc biệt trong quá trình nền kinh tế đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. DNTMNVV chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP, làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, sử dụng số lượng lớn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ phát triển khu vực doanh nghiệp này là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung, lĩnh vực thương mại nói riêng trong thời điểm hiện nay.
Từ khi đổi mới đến nay, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, các DNTMNVV phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu và mô hình tổ chức thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DNTMNVV phát triển theo hướng ngày càng đa dạng phong phú, chất lượng, hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. DNTMNVV tham gia mạnh mẽ trên thị trường quốc tế và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp này không ngừng được nâng cao, đặc biệt là năng lực cạnh tranh không ngừng được cải thiện. Đây chính là kết quả của đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua.
Bên cạnh những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế và thành quả của những năm đổi mới mang lại, các DNTMNVV đang gặp không ít khó khăn và thách thức: trình độ tổ chức quản lý còn thấp, công nghệ còn lạc hậu, khả năng tài chính hạn chế, hoạt động kinh doanh còn thiếu chiến lược … bên cạnh đó là những bất cập về pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước cũng đã ảnh hưởng đáng kể tới khu vực doanh nghiệp này.
Từ những lý do trên, luận văn tiến hành hệ thống hóa lý luận chung về chính sách, chính sách hỗ trợ DNTMNVV, phân tích đánh giá tình hình thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trọng lĩnh vực thương mại, thực trạng chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp này trong thời kỳ từ 1986 đến nay, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn cụ thể như sau:
1. Phân loại các tiêu chí xác định DNNVV; Phân tích và làm rõ nội hàm của hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường để từ đó đưa ra khái niệm và những đặc điểm của DNTMNVV.
Phân tích tổng quan về chính sách, làm rõ vai trò, chức năng, tổ chức thực thi và điều chỉnh các chính sách hỗ trợ DNTMNVV và trên cơ sở những hạn chế, khó khăn của DNTMNVV trong quá trình hội nhập quốc tế để lựa chọn các nhóm chính sách cần hỗ trợ DNTMNVV.
Phân tích những kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển DNTMNVV.
2. Tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng của khu vực DNTMNVV, thực trạng các chính sách hỗ trợ khu vực DNTMNVV, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại để từ đó rút ra những vấn đề cần giải quyết trong việc ban hành và triển khai các chính sách của Nhà nước đối với các DNTMNVV.
3. Phân tích những cơ hội và thách thức đối với DNTMNVV trong quá trình hội nhập quốc tế; trên cơ sở quan điểm và định hướng phát triển khu vực kinh tế thương mại của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất hệ thống 6 nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNTMNVV và 8 giải pháp (đối với doanh nghiệp) nhằm hỗ trợ phát triển DNTMNVV ở Việt Nam như sau:
Nhóm giải pháp vĩ mô:
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNTMNVV trong việc tiếp cận và có được nguồn lực tài chính.
- Hoàn thiện chính sách cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại; - Hoàn thiện chính sách cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo;
- Hoàn thiện chính sách phát triển đồng bộ các thị trường như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản …vv;
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNTMNVV trong việc tạo nguồn hàng; - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ vận tải và cơ sở hạ tầng hỗ trợ vận tải.
- Đổi mới cơ cầu tổ chức quản lý
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
- Hoàn thiện chiến lược mặt hàng kinh doanh, tạo nguồn hàng ổn định - Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng - Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp
- Hoàn thiện hệ thống thông tin chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh
- Chủ động mở rộng hợp tác, liên kết, tham gia hiệp hội thương mại
- Xúc tiến xuất khẩu
Bên cạnh những thành công, luận văn không thể tránh khỏi một số điểm hạn chế nhất định. Thứ nhất, xuất phát từ tính đa dạng của hệ thống chính sách hỗ trợ DNTMNVV; do khuôn khổ theo quy định có hạn, luận văn chỉ đề cập đến một số nhóm chính sách tiêu biểu cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, nhiều thuật ngữ, cách gọi có liên quan tuy đã được giới học thuật và chuyên gia hiểu và sử dụng khi đề cập đến chính sách hỗ trợ DNTMNVV nhưng lại rất mới, khó tìm được ngôn ngữ tương đồng, ngắn gọn, nên có thể chưa nhận được sự đồng thuận ngay.
Thứ ba, việc tổng hợp, so sánh và đánh giá về các kết quả khảo sát cũng gặp không ít trở ngại do sự hợp tác của các doanh nghiệp, nên không dễ có được những số liệu thống kê cập nhật về những chính sách bất cập trong việc hỗ trợ DNTMNVV.
Tóm lại, để phát triển các DNTMNVV đúng tầm quan trong của nó trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng mục tiêu phát triển lĩnh vực thương mại mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng mạnh mẽ, việc xây dựng, ban hành, thực thi và điều chỉnh các chính sách hỗ trợ trực tiếp, riêng biệt đối với DNTMNVV là việc làm rất cấp bách trong thời điểm hiện nay.