Tổng quan về sự phát triển của DNTMN

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 48)

Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với việc thực thi hàng loạt các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNTMNVV ở Việt Nam đã đạt được sự phát triển đáng kể, thích ứng dần với nền kinh tế thị trường. Số lượng các DNTMNVV tăng lên nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy ngành kinh tế Thương mại Việt Nam phát triển. So với năm 2005, số DNTMNVV đã tăng từ 17,547 DN lên 61,525 DN năm 2011 (tăng gấp 3,5 lần) chiếm 96% tổng số các DN thương mại và chiếm 39% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc.

Bảng 2.1 Số DN đang hoạt động tính đến 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế ĐV: DN Doanh nghiệp 2005 2008 2009 2010 2011 Thủy sản 2435 1354 1358 1307 1296 CN khai thác mỏ 427 1193 1277 1369 1692 CN chế biến 10399 20531 24017 26863 31057

SX phân phối điện, khí đốt 112 1468 2407 2554 2804

Xây dựng 3999 12315 15252 17783 21029

DNTMNVV 17547 36090 44665 52505 61525

Khách sạn, Nhà hàng 1919 3957 4730 5116 6062

Vận tải, kho bãi, thông tin 1796 5351 6754 7695 9858

Tài chính tín dụng 935 1129 1139 1741 1494

Nguồn : [41]

Sự tăng nhanh về số lượng DNTMNVV xuất phát từ nhu cầu đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hóa cũng như dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Số DNTMNVV phát triển nhanh chóng làm cho chủ thể kinh doanh trên thị trường đông đảo, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khiến cho DNTMNVV không ngừng phải đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời đây cũng là động lực

thúc đẩy Nhà nước phải nhanh chóng ban hành các chính sách, cải các hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Tuy có sự tăng nhanh về số lượng các DNTMNVV trong những năm qua nhưng qua số liệu của tổng cục thống kê cho thấy các DNTMNVV chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nếu xét theo quy mô lao động, các doanh nghiệp có số lao động dưới 10 người (DN siêu nhỏ) chiếm 71,5% trong đó số lượng các doanh nghiệp có dưới 5 lao động chiếm 34,2% trong tổng số DNTMNVV. Nếu xét theo quy mô về vốn, DNTMNVV chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có số vốn dưới 10 tỉ đồng chiếm 90,9% trong đó doanh nghiệp vốn dưới 1 tỉ đồng chiếm 25,7%. Điều đó cho thấy các DNTMNVV Việt Nam không có khả năng cạnh tranh về quy mô lao động doanh nghiệp cũng như quy mô về vốn. Việc phá sản doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ như hiện nay là điều dễ dàng có thể nhận thấy ở khu vực DNTMNVV Việt Nam.

Bảng 2.2: Số DNTM tại thời điểm 31/12/2011 phân theo quy mô lao động và vốn

Quy mô lao động (người) Số DN Quy mô vốn (Tỉ đồng) Số DN

Dưới 5 21026 Dưới 0,5 5522 Từ 5 đến 9 22975 Từ 0,5 đến dưới 1 10278 Từ 10 đến 49 16478 Từ 1 đến dưới 5 32867 Từ 50 đến 199 2813 Từ 5 - dưới 10 7259 Từ 200 đến 299 140 Từ 10 - dưới 50 5349 Từ 300 đến 499 102 Từ 50 - dưới 200 2028 Từ 500 đến 999 56 Từ 200 - dưới 500 209 Từ 1000 đến 4999 26 Trên 500 105 Từ 5000 trở lên 1 Nguồn: [41]

Vốn là một trong những yếu tố phản ánh sức cạnh tranh của các DNTMNVV. Tuy nhiên theo thống kê của tổng cục thống kê cho ta thấy số vốn bình quân hàng năm của các DNTMNVV giảm. Nếu như năm 2007 vốn bình quân của DNTMNVV là 12,8 tỉ đồng /DN thì năm 2011 là 8,02 tỉ đồng/DN, đặc biệt năm 2008 chỉ có 5,5 tỉ đồng/DN.

Điều này cho thấy các DNTMNVV Việt Nam hiện nay rất khó khăn về vốn, và khả năng tiếp cận các nguồn vốn, hầu như các DNTMNVV đều đang hoạt động

trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Trong những năm qua Nhà nước chưa có những chính sách hiệu quả hỗ trợ các DNTMNVV trong việc tiếp cận các nguồn vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp đã tăng nhanh qua các năm, nhu cầu về vốn của các DN ngày càng cao, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với nhau trên thị trường vốn, điều này dễ dẫn tới các hoạt động tiêu cực trên thị trường vốn gây bất ổn cho nền kinh tế.

Bảng 2.3: Vốn bình quân hàng năm của các DN phân theo ngành kinh tế

ĐV: Tỷ đồng

Doanh nghiệp 2005 2008 2009 2010 2011

Thủy sản 2152 3539 3661 3496 4034

CN khai thác mỏ 47971 81748 88088 103499 125418

CN chế biến 220754 488367 594969 709443 907745

SX phân phối điện, khí đốt 62495 107052 121941 154126 204706

Xây dựng 55222 157791 204178 248268 328727

DNTMNVV 223995 198232 254438 345503 493741

Khách sạn, Nhà hàng 22989 33643 41756 46652 61933 Vận tải, kho bãi, thông tin 55093 122179 158389 198414 253257 Tài chính tín dụng 240514 663109 817276 1051507 1513607

Nguồn: [41]

Qua các chỉ số về giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn cho thấy các DNTMNVV trong những năm gần đây đã quan tâm, tính cực đầu tư ổn định, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp. Nếu năm 2000 giá trị tài sản và đầu tư tài chính dài hạn bình quân của DNTMNVV là 1,9 tỷ đồng/DN thì năm 2007 đã là 2,3 tỷ đồng /DN.

Bảng 2.4 Giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn của các DN tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế

ĐV: Tỷ đồng

Doanh nghiệp 2005 2008 2009 2010 2011

Thủy sản 1595 2539 2529 2265 2589

CN khai thác mỏ 32081 57308 61378 71624 81045

CN chế biến 129684 261437 300359 362770 467844 SX phân phối điện, khí đốt 50637 81707 96646 126757 167260

Xây dựng 16173 45861 60923 77752 119542

DNTMNVV 33350 46103 56607 83344 142573

Khách sạn, Nhà hàng 19819 28132 33554 38439 55606 Vận tải, kho bãi, thông tin 33328 70199 95100 122820 164598 Tài chính tín dụng 44601 82207 160680 445147 529099

Mặc dù khó khăn về quy mô lao động, về nguồn vốn, vốn kinh phải cạnh tranh trong môi trường của nền kinh tế đang từng bước hội nhập quốc tế, các DNTMNVV Việt Nam vẫn hoạt động ngày càng hiệu quả. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2000 doanh thu thuần bình quân của DNTMNVV là 19,6 tỷ đồng/DN thì năm 2007 đã tăng lên 22,17 tỷ đồng/DN.

Bảng 2.5: Doanh thu thuần của các DN phân theo ngành kinh tế

ĐV: Tỷ đồng

Doanh nghiệp 2005 2008 2009 2010 2011

Thủy sản 2237 2912 3047 3602 4893

CN khai thác mỏ 50422 97934 130500 151057 156474 CN chế biến 246299 600550 725445 892312 1161997 SX phân phối điện, khí đốt 18424 36341 41987 55176 72450

Xây dựng 46547 107267 127300 147934 200970

DNTMNVV 344559 639340 812176 1030395 1358019

Khách sạn, Nhà hàng 6713 13224 16727 18888 25595 Vận tải, kho bãi, thông tin 41639 93475 122628 154735 204233 Tài chính tín dụng 32405 82682 117548 155854 176480

Nguồn: [41]

Trong những năm qua, mặc dù hoạt động kinh doanh trong những điều kiện khó khăn của nền kinh tế chuyển đổi, từng bước phải thích nghi với kinh tế thị trường cùng với nhiều khó khăn thách thức của nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập quốc tế, DNTMNVV Việt Nam đã và đang chứng tỏ được vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w