DNTMNVV Ở VIỆT NAM
DNTMNVV Ở VIỆT NAM
2.1.1 Tổng quan về sự phát triển của DNTMNVV
Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với việc thực thi hàng loạt các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNTMNVV ở Việt Nam đã đạt được sự phát triển đáng kể, thích ứng dần với nền kinh tế thị trường. Số lượng các DNTMNVV tăng lên nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy ngành kinh tế Thương mại Việt Nam phát triển. So với năm 2005, số DNTMNVV đã tăng từ 17,547 DN lên 61,525 DN năm 2011 (tăng gấp 3,5 lần) chiếm 96% tổng số các DN thương mại và chiếm 39% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc.
Bảng 2.1 Số DN đang hoạt động tính đến 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế ĐV: DN Doanh nghiệp 2005 2008 2009 2010 2011 Thủy sản 2435 1354 1358 1307 1296 CN khai thác mỏ 427 1193 1277 1369 1692 CN chế biến 10399 20531 24017 26863 31057
SX phân phối điện, khí đốt 112 1468 2407 2554 2804
Xây dựng 3999 12315 15252 17783 21029
DNTMNVV 17547 36090 44665 52505 61525
Khách sạn, Nhà hàng 1919 3957 4730 5116 6062
Vận tải, kho bãi, thông tin 1796 5351 6754 7695 9858
Tài chính tín dụng 935 1129 1139 1741 1494
Nguồn : [41]
Sự tăng nhanh về số lượng DNTMNVV xuất phát từ nhu cầu đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hóa cũng như dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Số DNTMNVV phát triển nhanh chóng làm cho chủ thể kinh doanh trên thị trường đông đảo, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khiến cho DNTMNVV không ngừng phải đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời đây cũng là động lực