Hoàn thiện chính sách cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100 - 104)

13 Tổng hợp các văn bản phê chuẩn cần thiết trước khi trình lên Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại.

Thiếu thông tin đang là một trong những rào cản lớn cho việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực DNTMNVV. Vì vậy cần tập trung mọi nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin hỗ trợ DNNVV nói chung, DNTMNVV nói riêng. Bên cạnh đó cần khuyến khích việc hợp tác chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp, phát triển có hiệu quả các chương trình

nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại, khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học … với doanh nghiệp.

Thứ nhất, trên cơ sở tiến bộ của công nghệ thông tin, cần xây dựng được cơ sở hạ tầng thông tin lấy “xa lộ thông tin Internet” làm nền tảng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các DNTMNVV có thể tiếp cận được các thông tin liên quan một cách nhanh, rẻ cập nhật và đáng tin cậy tạo điều kiện cho các chủ DNTMNVV ra những quyết định đúng đắn, kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường quốc tế. Muốn vậy, chính phủ cần phải:

- Thiết lập mạng lưới thông tin thương mại quốc gia hiện đại và lưu thông thông suốt, phủ sóng rộng khắp cả trong nước và quốc tế, đảm bảo cho các DN đặc biệt là các DNTMNVV nằm phân tán ở mọi miền của đất nước và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, tiếp cận một cách dễ dàng và được hỗ trợ về kinh phí cho các thông tin thương mại cơ bản như thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các thông tin về môi trường KD của Việt Nam, các thông tin tổng hợp có tính dự báo trung hạn, dài hạn…

- Xây dựng và đổi mới các cơ chế, chính sách thích hợp để khuyến khích nâng cao chất lượng thông tin (chuyển sang cơ chế hạch toán đối với viện, các trung tâm nghiên cứu và cung cấp thông tin của nhà nước; hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo cán bộ thông tin; cải thiện điều kiện trang thiết bị thu thập và xử lý thông tin, mua các thông tin, sách báo và ấn phẩm của các tổ chức thông tin nước ngoài có uy tín, khuyến khích các tham tán, đại diện thương mại ở nước ngoài cung cấp thông tin có phí cho các DN và cá nhân có yêu cầu về các thông tin chuyên biệt, cụ thể…)

- Xây dựng và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thư viện chuyên ngành thương mại thuộc mạng lưới thông tin thương mại quốc gia.

- Thực sự bãi bỏ độc quyền KD của Tổng công ty Bưu chính viễn thông trong lĩnh vực viễn thông, mở cửa có điều kiện cho một số DN có tiềm lực về phát triển bưu chính viễn thông nhưng bảo đảm không làm phương hại đến an ninh quốc gia.

Thứ hai, xây dựng và tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin hữu hiệu đến các DNTMNVV. Các DNTMNVV cần rất nhiều thông tin; đặc biệt là thông tin về luật pháp, chính sách thương mại trong nước và nước ngoài, về sản phẩm, thị trường, về

công nghệ, về đối tác cạnh tranh… để giúp các DNTMNVV tiếp cận được các thông tin hữu dụng cần có các biện pháp sau:

- Thành lập các ngân hàng dữ liệu cho DNTMNVV về thị trường, sản phẩm, công nghệ…đồng thời tạo điều kiện tiếp cận cho tất cả các loại hình DN không phân biệt thành phần kinh tế

- Phổ biến kinh nghiệm kinh doanh cho DNTMNVV bằng nhiều hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình…) hoặc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức hội thảo, hội nghị…

- Tạo điều kiện thuận lợi để các DNTMNVV có thể tham gia hội chợ, triển lãm, ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước…

- Có chính sách khuyến khích các DNTMNVV đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu và sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại như máy vi tính, mạng thông tin…

- Hướng dẫn cho DNTMNVV Việt Nam làm thành viên của các mạng xúc tiến thương mại quốc tế để tìm kiếm đối tác KD và học hỏi kinh nghiệm.

- Tạo môi trường thuận lợi để các DN tư nhân kể cả các DN nước ngoài tham gia vào lĩnh vực cung cấp thông tin cho DNTMNVV, đặc biệt là thông tin về thị trường, đối tác ….

Thứ ba, phát triển DV thương mại điện tử và hỗ trợ cho DNTMNVV tiếp cận với DV này. Việc trang bị kiến thức đủ về thương mại điện tử và nâng cao khả năng ứng dụng TMĐT cho các nhà quản lý và các DN Việt Nam sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động KD nhờ vào những lợi ích sau của TMĐT:

- TMĐT có thể cung cấp một catalo có chi phí thấp nhất; - Khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận;

- Dễ dàng và ít tốn kém khi giới thiệu các sản phẩm mới và giá mới;

- Phương tiện để tiến hành các giao dịch thương mại một cách đơn giản, nhanh và ít tốn kém nhất;

- Cập nhật tin tức thường xuyên, đặc biệt thông tin về thị trường nước ngoài, hội chợ triển lãm…

- Đơn giản trong việc thanh toán khi việc thanh toán bằng thẻ tín dụng qua mạng được áp dụng ở Việt Nam.

Các giải pháp để xây dựng năng lực thương mại điện tử và phát triển thương mại điện tử ở VN cụ thể như sau:

- Nâng cấp hạ tầng công nghệ (thông tin viễn thông, tin học và internet) nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá cả truy nhập internet.

- Ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường thuận lợi cho TMĐT hoạt động.

- Thúc đẩy, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương mại điện tử trong các DN, người tiêu dùng và cơ quan.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin và TMĐT

- Thí điểm một số DN ứng dụng TMĐT để rút kinh nghiệm và nhân rộng. Hỗ trợ cho DNTMNVV tiếp cận với thương mại điện tử

Đối với các DNTMNVV, vai trò của TMĐT ngày càng quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin về thị trường, sản phẩm, bạn hàng…Hiện nay, ở Việt Nam đã có khoảng 1000 trang Web, trong đó tỷ lệ của DNTMNVV chiếm 50%. Như vậy là DNTMNVV cũng đã phần nào ý thức được lợi ích của TMĐT trong hoạt động KD của mình.

Một trong những chương trình hỗ trợ có ý nghĩa lớn của nhà nước là hỗ trợ phát triển TMĐT cho các DNTMNVV cụ thể là:

Hỗ trợ kinh phí trực tiếp hay gián tiếp: thông qua các chương trình cụ thể phát triển TMĐT cho các DNTMNVV, nhà nước trực tiếp cấp phát kinh phí hoặc có chính sách để huy động các nguồn trợ giúp về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và của các nhà cung cấp DV Internet như FPT, Netnam, VDC…cho việc thực hiện các chương trình phát triển TMĐT Việt Nam…

Các cơ quan hỗ trợ DNTMNVV của Nhà nước cần chủ động và tích cực tìm kiếm các đối tác trong nước và quốc tế đồng tài trợ cho DNTMNVV trong việc mua sắm trang thiết bị máy tính, xây dựng trang Web và xây dựng hệ thống cơ sở sữ liệu về DNTMNVV.

Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng dân trí cho TMĐT thông qua việc Nhà nước cấp kinh phí để:

- Tổ chức các lớp học về kiến thức tin học, cách thức sử dụng và khai thác internet, vai trò của trang Web và cách thức KD trên internet.

- Đào tạo theo nhiều cấp cán bộ công nghệ thông tin… mà đối tượng tham gia là các DNTMNVV.

- Xây dựng hệ thống cơ sỏ dữ liệu giữa các DNTMNVV để họ có thể trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau.

- Tập trung tất cả thông tin về DN và các Cty thành lập vào một hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất trên mạng máy tính và hình thành cơ chế cung cấp những thông tin cơ bản cho mọi DN đang hoạt động trên thị trường nhe tên, địa chỉ hoạt động KD và hình thức pháp lý của các DN.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100 - 104)