để giỏo dục SKSS cho HS
* Mục đích của biện pháp:
Hoàn thiện mô hình tổ chức phối hợp giáo dục SKSS thông qua việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, giúp HS hứng thú tỡm hiểu kiến thức khoa học gắn với thực tiễn, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
* Nội dung và cách thức thực hiện:
Căn cứ vào kế hoạch giáo dục, NT chủ động nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phối phợp với Hội LHPN cụ thể, rõ ràng đảm bảo mục tiêu giáo dục để tổ chức hoạt động, trỏnh tỡnh trạng “chống đỏnh xuụi, kốn thổi ngược” hoặc tổ chức đơn điệu.
Nghiên cứu bố trí thời gian, phương tiện, điều kiện thích hợp, tổ chức chu đáo, tránh tình trạng chạy theo “phong trào”, “hỡnh thức”, không rõ mục đích, không có hiệu quả, gây tốn kém, lãng phí thời gian, giảm uy tín của NT và của Hội LHPN.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hình thức giáo dục đã được xác định trong kế hoạch:
- Tổ chức các hoạt động, sự kiện, các cuộc vận động chính trị sâu rộng trong các tầng lớp xã hội:
Cung cấp thông tin để thu hút được sự quan tâm và trách nhiệm giáo dục, CSSKSS đối với HS các trường THPT. Phát động các đợt truyền thông rộng rãi kết hợp cung cấp dịch vụ CSSKSS cho HS. Đẩy mạnh việc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, công tác tư vấn, thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ về giáo dục SKSS. Chúng ta cần phát triển chiến lược truyền thông, tạo ra những thông điệp sáng tạo, những ý tưởng độc đáo dễ hiểu, dễ nhớ.
Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để thông tin nhanh, rộng rãi đến cộng đồng. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như internet, đài phát thanh, truyền hình, pa nô, áp phích... có thể tuyên truyền được lượng kiến thức nhanh chóng và ít tốn kém. Chúng ta cần phát huy cao độ những kênh thông tin chính thống nhằm giúp HS có được những căn cứ khoa học để nhìn nhận và hiểu biết đúng đắn, có thái độ, hành vi chuẩn mực. Bên cạnh đó công tác truyền thông cũng phải đấu tranh chống lại những thông tin tuyên truyền đi ngược với những chuẩn mực đạo đức, lối sống, văn hoá dân tộc và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Quy trình thực hiện một chiến lược truyền thông như sau:
o Lựa chọn chiến lược chương trình;
o Xác định cỏc nhúm đối tượng thụ hưởng là học sinh lớp mấy, nam hay nữ;
o Xác định và lựa chọn các phương tiện truyền thông thích hợp;
o Xác định thời điểm truyền thông;
o Viết thông cáo báo chí, soạn thảo nội dung truyền thông;
o Xây dựng ý tưởng, kịch bản và kế hoạch truyền thông;
o Thực hiện chiến dịch truyền thông.
o Quản lý chương trình truyền thông và các dịch vụ hỗ trợ truyền thông. - Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề:
Hình thức giáo dục sinh hoạt câu lạc bộ giúp HS tự nguyện tham gia, hiểu kiến thức về SKSS, rèn luyện kỹ năng về CSSKSS như: xây dựng tình bạn trong sáng, tình yêu chân chính, những đặc điểm của tình yêu chân chính, trách nhiệm và lợi ích của con người khi được sống trong một gia đình hạnh phúc, tình dục lành mạnh, an toàn, có trách nhiệm, tránh thai, nạo phá thai an toàn, ngăn ngừa các bệnh LTQĐTD... thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh, hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau của nam và nữ.
Các bước tiến hành tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ:
o Thành lập Ban chủ nhiệm câu lạc bộ: NT và Hội LHPN cùng thống nhất chỉ đạo xây dựng Ban chủ nhiệm câu lạc bộ. Mỗi cõu lạc bộ có một ban chủ nhiệm.
o Ban chủ nhiệm câu lạc bộ xây dựng quy chế hoạt động: Trong quy chế quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của Ban chủ nhiệm, từng thành viên cũng như tổ chức và hoạt động câu lạc bộ. Mọi hoạt động của câu lạc bộ đều được tổ chức thực hiện theo quy chế.
o Chọn chủ đề: Trên cơ sở kế hoạch chung, cần có sự tư vấn định hướng của các chuyờn gia về SKSS để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, nhằm mục đích phát triển nhận thức, thái độ, hành vi của HS về SKSS. Nội dung hoạt động câu lạc bộ về SKSS có thể tiến hành với các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Có chủ đề sinh hoạt chung cả nam, nữ, có
chủ đề tổ chức sinh hoạt riêng theo đối tượng. Việc lựa chọn các chủ đề dựa trên nhu cầu của từng nhóm đối tượng, yêu cầu của xã hội và nhiệm vụ của NT và của Hội LHPN.
o Lựa chọn thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, các thành viên tham gia...
o Đánh giá chất lượng hoạt động, mặt ưu điểm, hạn chế, đặc biệt là ý nghĩa giáo dục SKSS cho HS để rút kinh nghiệm.
o Duy trì định kỳ hoạt động, có kiểm tra. Đánh giá chất lượng, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, tổ chức sinh hoạt cõu lạc bộ.
- Giáo dục SKSS thông qua hội thi tìm hiểu kiến thức về SKSS:
Cùng với việc trang bị kiến thức thông qua tích hợp nội dung GDSKSS vào các môn học, còn nhiều con đường giáo dục giỳp cỏc em HS tự trang bị kiến thức cho bản thân , từ đó có sự lựac chọn hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội để phát triển và hoàn thiện nhân cách. Bởi vì, khi tham gia các cuộc thi, các em phải tự tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, phải suy nghĩ để lựa chọn nội dung đúng. Thông qua các cuộc thi đưa các em vào hoạt động học tập tự nguyện, ít tốn kém, mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Quá trình tổ chức cuộc thi/ hội thành công:
o Xây dựng kế hoạch hội thi cụ thể từ sớm đảm bảo đủ thời gian cho các thành viên tham gia chuẩn bị. Cụ thể hoá tất cả các nội dung công việc trong quá trình tổ chức.
o Phân công trách nhiệm cho từng cá nhân gắn liền với các công việc của cuộc thi: Xác định được chủ đề, nội dung của cuộc thi phù hợp với định hướng và nhu cầu giáo dịc SKSS của HS Xây dựng thể lệ các hội thi, quy định cụ thể từ nội dung, thời gian, hình thức, đối tượng tham gia, điều kiện tham gia; ơ cấu giải, phần thưởng..
o Tổ chức tuyên truyền rộng rãi để thu hút sự tham gia của đông đảo HS.
o Chuẩn bị các điều kiện tổ chức: nguồn lực thực hiện, tài liệu...
Để hội thi là dịp học tập rộng lớn, Ban tổ chức cần phát tài liệu, gợi ý các nội dung cụ thể cho đông đảo HS. Bên cạnh đó kết hợp tuyên truyền trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng, pa nô áp phích tại các nhà trường. Để hu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp đến việc giáo dục SKSS cho HS cần huy động các ngành chức năng tham gia Ban giám khảo, tặng các giả thưởng. Từng bước lôi cuốn sự quan tâm của toàn xã hội đến việc hình thành kỹ năng sống cho các em HS.
- Tư vấn SKSS:
SKSS là vấn đề tế nhị. Do đó, cần được tư vấn riêng tư cho từng đối tượng hoặc từng nhóm đối tượng khác nhau. Qua tư vấn giúp cho chúng ta hiểu rõ hoàn cảnh, vấn đề của từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng HS, gợi ý những phương án, nội dung phù hợp giúp HS hiểu và tự đưa đến quyết định của bản thân.
Để tư vấn thành công cần:
o Đảm bảo nguyên tắctư vấn: Bí mật, kín đáo; chấp nhận và tôn trọng HS; Tin tưởng vào khả năng giải quyết của HS; Thấu hiểu...cảm thông, chia sẻ; Mềm dẻo, thích nghi với từng đối tượng; Thông tin chính xác và phù hợp.
o Tiếp xúc ban đầu phải thân thiện, cởi mở.
o Tìm hiểu các vấn đề ( nhu cầu, nguy cơ) của HS.
o Thảo luận giải pháp
o Thảo luận việc thực hiện giải pháp và theo dõi kết quả.
* Điều kiện thực hiện biện pháp.
NT bố trí thời gian, nguồn lực (con người, cơ sở vật chất) để các hoạt động được thực hiện.
Người thực hiện phải am hiểu về các hình thức tổ chức giáo dục, vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Cán bộ, giỏo viờn phải nhiệt tình, trách nhiệm, có sự hỗ trợ của các chuyên gia về lĩnh vực GDSKSS.
Huy động được sự tham gia của những cá nhân có năng khiếu văn hoá, văn nghệ, có khả năng tổ chức, điều hành…