Đặc điểm đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 45 - 48)

Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Ninh Bình gồm có 2 cấp, đó là Hội LHPN thành phố Ninh Bình (đơn vị cấp huyện/ thị xã) và cấp cơ sở (gồm Hội LHPN của 14 xã phường thị trấn và 1 chi hội phụ nữ Chợ Rồng).

Hội LHPN Thành phố Ninh Bỡnh cú 19 cán bộ chuyên trách (trong đó có 5 cán bộ làm việc tại cơ quan Hội LHPN Thành phố, 14 chủ tịch Hội

LHPN cỏc xó, phường, thị trấn), 21 uỷ viên Ban Chấp hành (là cơ quan lãnh đạo của Hội LHPN giữa hai nhiệm kỳ Đại hội), trong đú có 15 người = 71,4% cán bộ chuyờn trỏch, có 6 người = 28,6% là đại diện cho một số ngành đông nữ như Liên Đoàn lao động, Giáo dục, Y tế...

Toàn thành phố cú trờn 20 ngàn hội viên phụ nữ, chiếm trên 80% số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên. Hội LHPN Thành phố Ninh Bình là đơn vị có bề dày về phong trào phụ nữ. Hoạt động Hội phụ nữ tương đối toàn diện; coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt, nhất là phẩm chất đạo đức của phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước mang đậm đà bản sắc dân tộc cho phụ nữ và trẻ em gái.... [Nguồn: Hội LHPN thành phố Ninh Bình].

Trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ - thành phố Ninh Bình có 140 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, chia thành 7 tổ chuyên môn (Toán – Tin, Lý – Kỹ thuật, Hoá – Sinh, Sử - Giáo dục công dân, Địa – Thể dục- giáo dục quốc phòng, Ngoài ngữ, Văn) và 01 tổ hành chính. Trường đào tạo hai khối, đó là khối chuyên và khối đại trà. Hàng năm trường đào tạo khoảng 1.500 HS, 38 – 40 lớp, trong đó HS học khối chuyên chiếm khoảng 80%. Trường là nơi quy tụ HS khá giỏi của 8 huyện, thị xã Thành phố, là môi trường tốt cho việc dạy, học và rèn luyện phẩm chất đạo đức. [Nguồn: Tổ hành chính, Trường THPT Lương Văn Tuỵ, Thành phố Ninh Bình].

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Là một trường công lập của Thành phố Ninh Bình, có 68 cán bộ quản lý, giỏo viờn và nhân viên. Trường có 5 tổ bộ môn (Tổ Toán - Tin, tổ Lý - Hoá, tổ Văn – Sử, Tổ Ngoại ngữ - Giỏo dục công dân, tổ Sinh - công nghệ thông tin và 1 tổ hành chính). Hàng năm, trường có từ 27 – 31 lớp học đào tạo khoảng 1.400 học sinh các lớp 10, 11, 12. [Nguồn: Tổ hành chính, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Ninh Bình].

Trong phạm vi đề tài chúng tôi khảo sát trên 2 đối tượng chính đó là: Cán bộ quản lý, giáo viên và HS của 2 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Ninh Bình.

45 cán bộ quản lý Hội LHPN thành phố Ninh Bình, Hội LHPN cỏc xó, phường trong thành phố, 100% là nữ, có 20 người có trình độ đại học, 25 người có trình độ trung cấp chuyên môn. .

116 cán bộ là hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó tổ bộ môn, giáo viên môn sinh vật và môn giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm của 2 trường PTTH công lập trên địa bàn thành phố Ninh Bình là trường Lương Văn Tuỵ và Đinh Tiên Hoàng. 100% cán bộ quản lý vào giáo viên có trình độ đại học, trong đó có 9 người = 13.23% có trình độ thạc sỹ có 42 nam = 36,2%, 74 nữ = 63,8% .

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát HS của hai trường THPT Lương Văn Tuỵ và Đinh Tiên Hoàng thuộc thành phố Ninh Bình, bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi khối 1 lớp/ trường trên với tổng số 505 HS, trong đó:

Chia theo giới: Nam 264 em = 52,27%, nữ 241 em = 47,73%

Chia theo trường: Trường Lương Văn Tuỵ có 245 HS =48,52%, Trường Đinh Tiên Hoàng có 260 HS =51,48%.

Chia theo khối: Khối lớp 10 có 168 HS =33,27%, khối lớp 11 có 172 = 30,06% HS, khối lớp 12 có 165 HS = 21,42%.

Có thể nói, đối tượng khảo sát là cán bộ, giáo viên có trình độ văn hoá 12/12, trình độ chuyên môn tối thiểu là trung cấp, có hiểu biết về giáo dục, chăm sóc SKSS, nhiều người có phương pháp giáo dục SKSS phù hợp. Là cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên trực tiếp giảng dạy nội dung giáo dục giới tính, chăm sóc SKSS, nên họ có quyền ra quyết định việc tổ chức hay không tổ chức giáo dục SKSS ở đơn vị, ở lớp học. Mặt khác đây cũng là đối tượng có nhiều điều kiện tiếp xúc và dạy bảo các

em, có ảnh hướng lớn đến nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về các vấn đề SKSS.

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w