Phương pháp giáo dục SKSS cho HS

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 25 - 27)

SKSS là một bộ phận của nhân cách, nên về cơ bản người ta vẫn sử dụng cỏc nhúm phương pháp giáo dục nhân cách trong quá trình GDSKSS.

Nhóm phương pháp hành thành ý thức cá nhân: Diễn giảng, trũ chuyờn, tranh luận, nêu gương, thuyết phục.

Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động để tích luỹ kinh nghiệm ứng xử xã hội: Phương pháp tạo tình huống giáo dục, phương pháp rèn luyện theo chế độ sinh hoạt, phương pháp tập luyện đạt đến thói quen, phương pháp sinh hoạt tập thể, tạo dư luận xã hội.

Nhóm phương pháp kích thích hành vi qua khen thưởng và trách phạt. Tuy nhiên, giáo dục SKSS cũng có những đặc trưng riêng của nó, đó là tính thực tiễn của đời thường. Trong giáo dục SKSS không cần đến lý luận cao siêu mà thường là những vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, rất tế nhị và “thầm kớn”. Do đó, để đạt mục tiêu giáo dục thì đòi hỏi phải có thủ pháp riêng. Đó là:

Phương pháp trò chuyện: Đây là hình thức thường được sử dụng nhiều nhất trong giáo dục, dễ tạo ra sự thân mật, cởi mở và chân tình khi nói chuyện giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo dục. Tuy nhiên, khi trò chuyện với đối tượng giáo dục, nhà giáo dục phải trả lời các câu hỏi theo đúng sự thật khoa học, đúng lúc, đúng chỗ, thường thông tin và hình thức thông tin phải ở mức trẻ hiểu được và có lợi cho trẻ, đồng thời câu trả lời phải dí dỏm, kích thích được trẻ muốn tâm sự với bạn.

Diễn giải kết hợp với hỏi đáp và tranh ảnh minh hoạ: GDSKSS là mộ bộ môn có tính tổng hợp cao. Đòi hỏi nhà giáo dục phải có trình độ kiến thức sâu rộng và khả năng vận dụng một cách nhuần nhuyễn, liên tưởng giúp đưa các em vào những tình huống thực tế. Nhà giáo dục gợi mở, huy động kiến thức, những suy nghĩ, những gợi nhớ quan sát... để xây dựng và tổng hợp kiến thức, biến nó thành vốn sống của mình để có thể ứng xử phù hợp trong quan hệ giới tính.

Thảo luận: Giáo dục SKSS là một trong những vấn đề được xem là “thầm kớn”, học sinh rất ngại nói ra những suy nghĩ của mình. Do đó, để có

thể giải đáp những thắc mắc của học sinh, người giáo dục có thể sử dụng hình thức ghi chép câu hỏi ra giấy mà không cần ghi tên người hỏi nhằm giúp học sinh dễ bộc lộ những băn khoăn, ngại ngùng khi hỏi. Sau đó, người giáo dục có thể nêu câu hỏi để thảo luận chung. Thảo luận có thể thực hiện theo nhóm nhỏ, theo tổ học tập sau đó cử đại diện để có thể phát biểu chung dưới sự điều khiển của người giáo dục.

Hội thảo khoa học theo chủ đề: Mục đích của hình thức này là giúp học sinh làm quen với việc tìm hiểu một vấn đề và phát huy tính chủ động sáng tạo. Cần phải học cùng trẻ, trao đổi với trẻ, uốn nắn những lệch lạc trong suy nghĩ, hiểu biết của trẻ. Cung cấp những sách có giá trị định hướng cho thanh niên theo xu thế lành mạnh của tiến bộ xã hội. Ngoài ra có thể chiếu phim có chọn lọc phục vụ việc giáo dục cho các em, giỳp cỏc em mở rộng thêm vốn sống.

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w