NT chủ động tham mưu để hoàn thiện, cụ thể hoá chính sách về GDSKSS và xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 102 - 104)

* Mục tiêu biện pháp:

Tạo hành lang pháp lý, khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục SKSS cho HS.

Gắn trách nhiệm với quyền lợi của các LLXH trong quá trình xã hội hoá giáo dục.

Giúp các LLXH tích cực, chủ động có kế hoạch tham gia GDSKSS cho HS các trường THPT một cách hiệu quả.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. Trong quá trình thực hiện, xác định rõ mô hình tác động, phát hiện các vấn đề bất hợp lý để đề nghị bổ sung góp ý, sửa đổi chính sách về GDSKSS và PHGDSKSS cho HS các trường THPT.

NT nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan đến công tác giáo dục SKSS và phối hợp giáo dục SKSS: Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, bổ sung góp ý, phản biện xây dựng các chính sách mới xác định rõ mô hình tác động, điều chỉnh của chính sách chăm sóc SKSS đối với HS các trường THPT, nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá. Ngăn chặn tình trạng lưu hành tài liệu xấu, phản tác dụng. Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là mại dâm, xâm hại tình dục trẻ em... tạo môi trường sống lành mạnh.

Chủ động phản biện xây dựng các chính sách mới về GDSKSS và phối hợp trách nhiệm của các LLGD trong quá trình GDSKSS cho HS các trường THPT.

Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá. Ngăn chặn tình trạng lưu hành tài liệu xấu, phản tác dụng. Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là mại dâm, xâm hại tình dục trẻ em... tạo môi trường sống lành mạnh.

Các chính sách phải quy định cụ thể về trách nhiệm của các LLGD, kinh phí tổ chức thực hiện, khen thưởng, kỷ luật...

Nếu có chớnh sỏch phù hợp, NT và Hội LHPN nghiêm túc thực hiện một cách khoa học, sáng tạo thì chắc chắn chất lượng GDSKSS cho HS trong các trường THPT sẽ có nhiều thuận lợi, đạt hiệu quả cao, góp phần thắng lợi vào thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của Đảng.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Người đứng đầu phải luôn coi trọng việc phát hiện vấn đế và đề xuất chính sách giải quyết vấn đề liên quan đến GDSKSS.

Đội ngũ những người tham gia có trình độ về Luật pháp, lý luận, thực tiễn về giáo dục và kiến thức về SKSS; có khả năng viết đề xuất chính sách, tờ trình phản biện xây dựng chính sách.

Những người tham gia, đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường phải thực sự có trình độ sõu sắc về lý luận, thực tiễn giáo dục, kiến thức về luật pháp, khả năng thương thuyết, trình bày, gõy ảnh hưởng… thì mới phát huy được sự đóng góp của các LLXH trong việc phản biện, góp ý xõy dựng các chớnh sách về giáo dục, GDSKSS cho HS các trường THPT và được các cấp, các ngành có trách nhiệm ban hành chớnh sách ủng hộ.

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 102 - 104)