Giáo dục SKSS là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội; là bộ phận của giáo dục nhân cách, nhằm đào tạo ra con người toàn diện - những công dân có ích cho xã hội. Chất lượng giáo dục SKSS phụ thuộc vào sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa các LLGD, trong đó NT có vai trò chủ đạo.
* Nhà trường:
NT là một cơ quan được Nhà nước thành lập để đặc trách thực hiện đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; là tổ chức duy nhất, chuyên biệt tổ chức lao động trí tuệ và sáng tạo toàn bộ tri thức, kinh nghiệm lịch sử của nhân loại cho thế hệ trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhằm hình thành và phát triển mô hình nhân cách lý tưởng của xã hội đặt ra về tri thức, đạo đức, pháp luật, sức khoẻ, lao động... một cách có hiệu quả hơn hẳn so với thiết chế xã hội khác.
NT là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách con người mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau và có vượt lên phù hợp với xu thế của thời đại, nhằm duy trì và phát triển xã hội.
Mục tiêu giáo dục NT được thực hiện bởi đội ngũ các nhà giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng tại các trường sư phạm có một chương trình, nội dung, phương pháp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm phát triển toàn diện nhân cách, hướng tới sự thành đạt của người công dân.
Nhà trường là nhân tố chủ đạo trong việc tổ chức phối hợp với các LLGD trong GDSKSS cho HS. Vì:
NT có chức năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo hình thành nhân cách HS đáp ứng yêu cầu xã hội.
NT có nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục được chọn lọc và tổ chức chặt chẽ. Nội dung giáo dục SKSS được thực hiện thông qua nguyên tắc dạy tích hợp các bộ môn trong nhà trường nhằm nâng cao tính thực tiễn, tính hấp dẫn của các môn học.
NT có lực lượng giáo dục mang tính chất chuyên nghiệp: Lực lượng chính trong giáo dục nhà trường là Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn thể... có nhiệm vụ tổ chức, liên kết các thành viên trong và ngoài nhà trường để chuẩn bị và tiến hành truyền thụ những kiến thức SKSS khó tích hợp trong các môn học. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người trực tiếp thực hiện việc phối hợp giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.
Môi trường giáo dục trong NT có tính chất sư phạm, có tác động tích cực trong quá trình giáo dục SKSS cho HS.
* Hội LHPN Việt Nam:
Hội LHPN Việt Nam thông qua việc vận động hội viên tham gia phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phỳc”, Đề án “Giỏo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời
kỳ CNH-HĐH đất nước”, Đề án “Năm triệu bà mẹ” và các nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đã coi trọng việc giáo dục SKSS nhằm xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước “Cú lòng yêu nước, có sức khoẻ, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá và có lòng nhân hậu”.
Hội có chức năng tập hợp các tầng lớp phụ nữ để tuyên truyền, giáo dục mọi mặt, đặc biệt là kiến thức về tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khoẻ gia đình, giáo dục con. Do đó, Hội LHPN Việt Nam có tư cách pháp nhân để phối hợp với các ngành chuyên môn như ngành Giáo dục - đào tạo mà trực tiếp là các trường phổ thông, ngành y tế, dân số... để trang bị kiến thức, hình thành thái độ, kỹ năng sống cho phụ nữ, trẻ em nhằm nâng cao sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của phụ nữ.
Môi trường giáo dục xã hội nói chung và giáo dục của Hội LHPN Việt Nam nói riêng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ thông qua con đường tự phát và tự giác. Do đó, quá trình giáo dục xã hội diễn ra từ từ, theo phương thức “mưa dầm thấm lõu”, gắn với thực tiễn, giỳp cỏc em biết cách áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống cụ thể trong thực tiễn.
Con đường giáo dục tự phát bao gồm các yếu tố tích cực, tiêu cực, tốt, xấu của đời sống xã hội vô cùng phức tạp do cá nhân tự lựa chọn theo nhu cầu trình độ tự giáo dục của mình.
Con đường giáo dục tự giác: Là những tổ hợp tác động trực tiếp hay gián tiếp có hướng đích, có nội dung, có phương pháp bằng nhiều hình thức của Hội LHPN cùng tham gia trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Hội LHPN là tổ chức có uy tín trong xã hội, có khả năng tập hợp quần chúng, có lòng nhiệt tình, có phương pháp giáo dục phong phú, đa dạng, có sức thuyết phục cao nhất là vấn đề tế nhị như SKSS.
Với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập, có sự giao thoa rất lớn về văn hoỏ, thỡ tiềm năng giáo dục của Hội LHPN Việt Nam là rất lớn, giáo dục của Hội LHPN Việt Nam trở thành một trong các nhân tố vô cùng quan trọng, góp phần hỗ trợ đắc lực cho giáo dục NT.