Có sự ủng hộ của những chuyên gia về lĩnh vực SKSS và giáo dục để có sự hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn tốt nhất.
3.2.2. NT chủ động thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp GDSKSS cho HS THPT cho HS THPT
* Mục đích của biện pháp:
Thống nhất mục tiêu, nội dung giáo dục SKSS cho HS THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục SKSS cho HS. Sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng thuận của NT và Hội LHPN từ mục đích đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục tạo nên một tổ hợp tác động, làm cho quá trình giáo dục phát triển đúng hướng, tránh được sự giáo dục đơn điệu, tách rời, mâu thuẫn thậm chí còn vô hiệu hoá lẫn nhau, gây cho các em
tâm trạng hoài nghi, dao động trong việc định hướng, lựa chọn cách xử sự và các giá trị nhân cách.
Thống nhất mục tiêu giáo dục sẽ tạo được sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, cũng như sự ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu, các nội dung của CSSKSS hình thành ở các em những giá trị nhân cách tốt đẹp, có kiến thức và kỹ năng CSSKSS. `
Thống nhất nội dung giáo dục sẽ huy động được sự đóng góp trí tuệ của các LLXH trong việc cải tiến nội dung chương trình giảng dạy về SKSS trong NT, đáp ứng nhu cầu của người học, theo kịp, đón trước thời đại.
Thống nhất phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đảm bảo chất lượng giáo dục SKSS. Nâng cao hiệu quả giáo dục trên lớp và giáo dục ngoài giờ lên lớp, tăng cường dạy lý thuyết với thực hành thông qua các phương pháp và hình thức giáo dục hấp dẫn, dễ hiểu.
* Nội dung và cách thức thực hiện.
- Tổ chức hội nghị liên ngành để phổ biến, quán triệt thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. NT luôn giữ vai trò chủ đạo trình bày và thống nhất kế hoạch cụ thể. Đặc biệt, quan tâm thảo luận đến việc làm thế nào để đạt được mục tiêu đã đề ra, làm thế nào để thực hiện được các phương pháp giáo dục. Bắt đầu là việc đánh giá kế hoạch đang có (nếu đã có kế hoạch), nú cú phù hợp với các mục đích chung khụng? chỳng có thể được sửa đổi để nâng cao hiệu quả thực hiện hoặc cần xây dựng bản kế hoạch mới hay không?
- Tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về phương pháp phối hợp, chỉ đạo thực hiện hoạt động GDSKSS. Hội nghị phải đưa ra được những phương pháp giáo dục cụ thể có tính khả thi như: trực quan, đóng vai, bình tranh... Hình thức tổ chức phải đa dạng.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá có chất lượng, xây dựng các mô hình giáo dục có tác động tích cực. GDSKSS không chỉ đóng khung trong
các giờ giảng trên lớp, mà phải được thực hiện thông qua các hoạt động phong trào. Các hoạt động này giúp cho HS có khả năng mở rộng hiểu biết về SKSS, đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi để HS được rèn luyện kỹ năng sống. Đây cũng là một hình thức GDSKSS quan trọng nhằm rèn luyện phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, lối sống lành mạnh và nhân cách người chuyên gia trong tương lai.
- Nghiên cứu, thảo luận để xây dựng nội dung GDSKSS trong NT. Các nội dung cần quan tâm là: Giáo dục nhận biết về diễn biến tâm lý, tính cách, các tác động của môi trường sống lên sinh trưởng giới tính, tình bạn, tình yêu chân chính, cấu tạo, chức năng cơ quan sinh sản, ý thức và bản năng tính dục, các biện pháp tránh thai, các bệnh LTQĐTD, bệnh tật và tệ nạn trong tình dục, nạn cưỡng dâm, xâm hại, quấy rối tình dục... và kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra; Những lời tâm sự trải nghiệm gần gũi về tình bạn khác giới, giúp trẻ hiểu mình, biết người, vượt qua thời kỳ phát dục, kiểm soát bản thân trong thời kỳ có những xung động bản năng trỗi dậy; GDSKSS cho HS phải chứa đựng những thông điệp giúp trẻ có những nhận thức quý báu về các giá trị chuẩn mực, về văn hóa lối sống trong quan hệ nam nữ; Thực hành tình huống những kỹ năng giao tiếp cần thiết làm chủ bản thân (khi bị trêu ghẹo, lạm dụng, gạ gẫm...) hướng tới sự lành mạnh về tinh thần và thể chất dài lõu… Làm được như vậy, giáo dục SKSS sẽ là con đê vững chắc, thường trực từ trong ý chí chế ngự bản năng, ngăn chặn hiệu quả những cơn lũ quái ác bất thường như tia chớp quét qua mỗi cuộc đời không chỉ một lần, đảm bảo cho một cuộc sống lứa đôi lâu bền mai sau.
- Học tập kinh nghiệm của các ngành để thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp trong quá trình giáo dục SKSS có sự tham gia của các lực lượng giáo dục, của tổ chức Hội LHPN, trong đó NT luôn giữ vai trò chủ động. Xem xét các phương pháp, hình thức GDSKSS mà các đơn vị, tổ chức khác đang thực hiện, hiệu quả
của nó như thế nào? Xác định mục tiêu của kế hoạch phối hợp giáo dục trong thời gian nhất định. Trên cơ sở các cơ hội có thể lập các mục tiêu, đó là kết quả cần thu được trong tương lai, các điểm cần đạt tới trong từng công việc và có phương hướng thực hiện mục tiêu đú. Chớnh những kết quả và sai lầm của các đơn vị khác sẽ gợi ý cho nhà quản lý, nhà giáo dục phương thức và cách thức thực hiện hiệu quả.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Xác định rõ yêu cầu mục tiêu giáo dục SKSS do Bộ giáo dục – đào tạo quy định và yêu cầu chuẩn mực xã hội.
Nắm vững quy định của pháp luật về xã hội hoá giáo dục, vai trò của các cấp, các ngành trong quá trình xã hội hoá giáo dục.
Hiểu được thực trạng nhận thức và nhu cầu nâng cao kiến thức về từng nội dung chi tiết SKSS của HS THPT.
Đánh giá đúng năng lực của NT và Hội LHPN về trình độ đội ngũ, điều kiện nguồn lực thực hiện, khả năng áp dụng các phương pháp để chuyển tải nội dung giáo dục SKSS…
Người đứng đầu NT và Hội LHPN phải thực sự có uy tín.